| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn kiểu Mỹ: Trung Quốc chuộng thịt lợn Mỹ

Thứ Tư 22/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Theo tờ Thời báo London, tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc xa xôi đang rất hâm mộ thịt lợn được nuôi ở Mỹ...

Nhiều người Mỹ nghèo ở phía nam đất nước hiện phải chịu đựng âm thanh và đặc biệt là thứ mùi độc hại từ nhiều trại lợn trong vùng, đặc biệt là từ khi người Trung Quốc trở nên ưa thích thịt lợn Mỹ.

Và ở quốc gia hiện đại hàng đầu thế giới, ngành chăn nuôi lợn vẫn gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Theo tờ Thời báo London, tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc xa xôi đang rất hâm mộ thịt lợn được nuôi ở Mỹ vì cho rằng thịt lợn Mỹ ít khả năng nhiễm các chất độc hại so với thịt lợn châu Á.

Những bể phân khổng lồ

Đây là tin tốt lành đối với các chủ trại nhưng chẳng mấy vui vẻ với những người hàng xóm của họ, từ lâu đã phải chịu đựng sự ô nhiễm được cho là trầm trọng từ những trại nuôi súc vật này.

Không ở đâu, sự hâm mộ thịt an toàn từ dân châu Á lại được cảm thấy rõ rệt như ở Bắc Carolina, bang phía nam nước Mỹ. Vùng đất này trở thành trung tâm SX thịt lợn trong vài thập kỷ qua.

Hàng trăm trại lợn khổng lồ nằm rải rác khắp bang SX lượng thịt trị giá 2,5 tỷ USD/năm. Tất nhiên đi kèm với con số đó là lượng chất thải ghê gớm.

10 triệu chú lợn được nuôi trong các trại khổng lồ, bên cạnh là những hồ chứa phân lợn hình chữ nhật như một bể bơi với diện tích tương đương.

Người ta gọi một cách mỹ miều những “bể bơi” này là “phá” (như trong từ “phá Tam Giang”- PV). Mỗi “phá” chứa hàng chục triệu lít hỗn hợp phân và nước tiểu lợn.

15-17-17_imge1

Bể chứa phân được giải phóng định kỳ, đôi khi người ta mang loại chất thải này đi tưới lên các cánh đồng để thay cho phân hóa học.

Mùi hôi thối từ lâu đã trở thành một vấn đề nhưng ngày càng trầm trọng ở Bắc Carolina khi các chủ trại gần đây, ngoài các thị trường truyền thống còn gia tăng sản lượng để đáp ứng các thị trường mới như Trung Quốc hay vùng Viễn Đông.

Không khí xung quanh trại lợn nhiễm đầy khí hydro sulfua, có mùi giống trứng ung và amoniac rất khó chịu. Một nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Iowa đã ghi nhận những tác động của các trại lợn khổng lồ với dân cư xung quanh gồm các chứng đau mắt, khó thở, đau đầu, lo lắng và tăng huyết áp.

Lợn được nói là sản sinh lượng chất thải gấp 5 lần người. Một con lợn hơn một tạ có thể sản sinh gần 7kg chất thải/ngày.

Theo các chuyên gia, nguy cơ do các trại lợn tạo ra ngày càng trầm trọng bởi vì cư dân xung quanh các vùng chăn nuôi hầu hết là dân nghèo.

“Những cộng đồng này hầu hết là người da màu, thu nhập thấp. Họ ít có khả năng tự bảo vệ từ các nguy cơ ô nhiễm môi trường, ít khả năng rời bỏ nơi ở khi ô nhiễm nghiêm trọng xảy ra, ít khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế so với dân cư khu vực khác”, một bản báo cáo viết.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp thịt lợn không tỏ ra có chút gì làm chậm lại bước tăng trưởng. Từ năm 2013, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn WH đã mua lại tập đoàn đối thủ đến từ Mỹ là Smithfield với giá 4,7 tỷ USD.

Hợp đồng này trở thành thương vụ mua lại lớn nhất mà một Cty Trung Quốc thực hiện với một đối tác Mỹ tính đến thời điểm đó.

Hàng trăm tới hàng ngàn con lợn được nuôi nhốt tập trung. Lợn nái được thụ tinh nhân tạo và cho ăn trong các chuồng nhỏ đến mức chúng khó có thể xoay trở. Lợn đực được nhốt chen chúc 40 con trong một chuồng có diện tích bằng một căn hộ, chúng giẫm đạp nhau đến chết.

Cty mẹ ở Trung Quốc nói họ quyết tâm tăng trưởng sản lượng thịt lợn. Tuy nhiên, ở Bắc Carolina, người dân đang đứng lên chống lại: trong năm 2014, họ đã phát hơn 20 đơn kiện các trang trại lợn của Smithfield.

Lợi nhuận “giết” môi trường

Tất nhiên, đổ lỗi cho người Trung Quốc không hẳn là đã đúng bởi trước khi họ tới và mua lại Smithfield, vùng Bắc Carolina đã có thời gian dài phát triển nghề nuôi lợn và tình trạng ô nhiễm đã được nói nhiều trong hàng chục năm qua.

Lùi lại thời điểm năm 2006, theo tạp chí Rolling Stone, Smithfield, lúc đó là Cty sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới và cũng là Cty có lãi nhất trong lĩnh vực này đã giết thịt 27 triệu con lợn/năm và Bắc Carolina chính là một trong những nơi tập trung các trại lợn khổng lồ của Cty.

Theo tờ tạp chí Mỹ, 27 triệu là dân số của Washington, New York, Los Angeles, Chicago, Houston, Philadelphia, Phoenix, San Antonio, San Dieogo… khoảng 10 thành phố cộng lại và lượng chất thải của các trại lợn là vô cùng lớn.

15-17-17_20131009-piggies-x624-1381353845

Chỉ một trại lợn của chi nhánh Smithfield nằm ở bang Utah cũng đã nuôi tới 500.000 con lợn và số chất thải chúng tạo ra còn lớn hơn 1,5 triệu người sống tại khu Manhattan, New York.

Tại thời điểm đó, người ta ước tính các trang trại Smithfield thải ra tới 26 triệu tấn chất thải/năm.

Năm 2006, doanh thu của hãng đạt 11,4 tỷ USD. Nhưng nếu Cty này xử lý chất thải, chỉ cần gần được tiêu chuẩn của các thành phố lớn thì họ sẽ không còn lãi.

Do vậy nhiều chủ trại có hợp đồng với Smithfield cứ để chất thải chảy theo nền sàn dốc của trại lợn xuống hồ không che lấp, không xử lý. Chất thải lâu ngày lắng xuống đất và nước ngầm và lẫn vào nước sông.

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, chất thải nhiều còn khiến chính những con lợn nuôi bị nhiễm độc.

Người ta nói với số lượng lớn, thường xuyên, ô nhiễm chất thải ở Bắc Carolina còn biến thành dạng gần với ô nhiễm phóng xạ.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.