| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm “ba không”

Thứ Sáu 15/07/2011 , 11:53 (GMT+7)

Đó là, “không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra ngoài môi trường”.

Thời gian qua, người nuôi tôm ở Cà Mau nói riêng và nhiều tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL nói chung, phải đối đầu với nạn tôm chết hàng loạt.

 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II xác định: “Tác nhân gây bệnh là nhóm vi khuẩn NHP (Necrotizing hepotopanc reatitis) ký sinh nội bào, tế bào gan tụy của tôm”. Mức độ thiệt hại rất lớn, gần như hoàn toàn và đặc biệt chưa có thuốc đặc trị.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau xác định, phòng chống bệnh là một trong những khâu quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần phải thực hiện triệt để “ba không” trên tôm nuôi khi bị nhiễm bệnh. Đó là, “không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra ngoài môi trường”.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, qua các đợt kiểm tra, rà soát trên toàn địa bàn tỉnh vừa qua đã có hơn 180 ngàn ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh, bệnh xuất hiện trên tôm sú và cả tôm thẻ chân trắng, ở giai đoạn thả nuôi được 25 đến 30 ngày tuổi.

Ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Cà Mau khẳng định: “Nếu như chúng ta làm tốt khâu phòng, chống dịch bệnh thì nguy cơ thiệt hại sẽ giảm xuống. Do đó, vấn đề nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh được các ngành chức năng địa phương tích cực tuyên truyền vận động sâu rộng trong nông dân. Kịp thời trình báo cho cán bộ thú y tại cơ sở khi dịch bệnh xảy ra tại ao đầm của mình để cơ quan chức năng hướng dẫn cách xử lý, hỗ trợ chlorine diệt khuẩn, nhằm khống chế không để dịch lây lan ra môi trường”.

Ông Ngô Hoàng Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau:

Thời gian tới, người nuôi tôm ở Cà Mau cần áp dụng mạnh mẽ hơn nữa chiến dịch “ba không”. Theo đó, việc quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm ở địa phương phải thực hiện song song với khâu phòng, chống dịch bệnh.

Thực tế cho thấy, người nuôi tôm ở Cà Mau từ lâu đã quen với tập tính xử lý tự nhiên và dựa vào kinh nghiệm sản xuất để xử lý khi có dịch xảy ra trong ao nuôi. Bà con tùy tiện xả nước chưa được xử lý ra sông, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên diện rộng... Từ khi có cuộc vận động “ba không” trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi tôm ở Cà Mau tự tin hơn khi bước vào mùa vụ.

Nông dân Bùi Văn Diễn (xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước) cho biết: “Từ khi hưởng ứng cuộc vận động nuôi tôm “ba không” đến nay hiệu quả mang lại thấy rõ. Nếu như trước đây, ao nuôi của tui và nhiều bà con khi xảy ra dịch bệnh thì mạnh ai nấy tìm cách xử lý. Điều này không mang lại hiệu quả, mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thả đợt nào chết đợt nấy. Giờ thì khác rồi, bà con yên tâm cải tạo ao đầm thả nuôi, khi đầm nào có biểu hiện của dịch bệnh thì báo ngay cho cán bộ thú y xử lý”.

Thời gian gần đây, người nuôi tôm trong tỉnh không chỉ biết áp dụng “ba không” cho riêng cá nhân mình, mà họ còn biết tự vận động nhau thực hiện tốt chiến dịch mang lại hiệu quả này.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.