| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm công nghệ cao lót bạt, lãi 2 tỷ đồng/năm

Thứ Năm 13/07/2017 , 07:15 (GMT+7)

Sau khi có chủ trương của nhà nước cho phép chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, cũng như nhiều nông dân khác trong vùng, năm 2007 lão nông Nguyễn Văn Gìn ở phường Tân Xuyên, TP Cà Mau cải tạo 1,2ha đất nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh.

Sau khi đi tham quan, học hỏi mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở các tỉnh bạn và Thái Lan, ông Gìn quyết tâm đầu tư nuôi tôm theo hình thức công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao (hay còn gọi nuôi tôm trên bạt).

08-13-46_1_nuoi_tom_cong_nghe_co_cn_von_du_tu_bn_du_lon_nhung_gim_duoc_tc_dong_bt_loi_tu_moi_truong_hieu_qu_co_1
Nuôi tôm công nghệ cao giảm được tác động bất lợi từ môi trường, hiệu quả cao

Ông Gìn chia sẻ, giữa năm 2016, ông đầu tư hơn 1 tỷ đồng cải tạo 1,2ha đất thành ao ương, ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng và ao nuôi (trong đó, diện tích ao nuôi là 1.600m2). Mô hình này vốn cao nhưng an toàn, năng suất tôm trung bình đạt 100 - 120 tấn/ha, mỗi năm thả nuôi được từ 3 - 4 vụ.

Nuôi tôm công nghệ cao theo quy trình khép kín có nhiều ưu thế, như quản lý được dịch bệnh từ ban đầu, quản lý được thức ăn, môi trường, không dùng kháng sinh, mật độ thả nuôi dày, rủi ro tôm chết là rất thấp. Nuôi theo quy trình vi sinh cho sản phẩm tôm sạch.

Nói về kỹ thuật, ông Gìn chia sẻ, nuôi tôm thẻ thả trên bạt ngay từ đầu phải xử lý môi trường bằng công nghệ vi sinh, giúp tôm có sức đề kháng cao hơn, hạn chế dịch bệnh.

Để ứng dụng công nghệ này, người nuôi phải tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Chọn tôm giống sạch, chất lượng, ươm trong bể từ 20 - 30 ngày đạt kích cỡ đồng đều mới thả ra ao nuôi. Trong quá trình ươm thấy tôm yếu thì loại ngay, mua giống thả vô ươm tiếp.

Trong ao nuôi sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Dưới đáy lót bạt cao phân tử chống rò rỉ nước từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi. Ao nuôi và ao sẵn sàng phải che lưới lan, giảm được nhiệt độ trong ao nuôi để tôm nhanh lớn, đồng thời hạn chế tảo xuất hiện.

Đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng (hố ga). Những con tôm yếu sẽ rớt vào hố ga, cùng chất thải sẽ được tống ra ngoài theo đường ống thiết kế riêng. Nhờ đó, ao nuôi luôn sạch sẽ.

Nuôi tôm thả trên bạt mật độ rất cao, khoảng 300 con/m2 phải sử dụng máy quạt khí tạo oxy. Vì vậy, ông Gìn đầu tư thêm máy phát điện loại lớn phòng khi mất điện cung cấp kịp thời cho tôm.

08-13-46_2_ong_gin_thuong_xuyen_qun_st_chm_soc_o_tom_trong_suot_qu_trinh_nuoi
Ông Gìn thường xuyên quan sát, chăm sóc ao tôm trong suốt quá trình nuôi

Nếu nuôi tôm theo hình thức truyền thống, người nuôi còn phải cho tôm ăn theo cách thủ công. Nuôi theo hình thức công nghệ cao, ông Gìn cho ăn bằng máy tự động nên tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước. Không phải tắt quạt khi tôm ăn, hạn chế thiếu hụt oxy giúp tôm ăn mạnh hơn. Có thể bớt lại lượng thức ăn nếu tôm ăn yếu hoặc thời thiết bất lợi. Tôm phát triển tốt và đồng đều hơn, đồng thời giảm được công lao động.

Từ tháng 6/2016 - 3/2017, qua 3 vụ thả nuôi, ông Gìn thu hoạch được gần 30 tấn tôm thương phẩm, bình quân 30 con/kg, giá bán dao động từ 160 - 170 ngàn đồng, trừ chi phí, đạt lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng. Mỗi vụ thả nuôi có thời gian bằng nhau nhưng so với cách nuôi truyền thống trong ao đất, nuôi tôm công nghệ cao tăng mật độ thả dày, trọng lượng tôm tăng, năng suất lại cao. Tôm sạch, cạnh tranh, không đủ bán. Ở vụ nuôi hiện tại, tôm đang phát triển rất tốt.

Chị Nguyễn Thị Thêm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Xuyên, TP Cà Mau thông tin: Nuôi tôm theo hình thức công nghệ cao của hộ ông Nguyễn Văn Gìn tuy chi phí lớn nhưng hiệu quả hơn hẳn cách nuôi tôm hầm đất. Đây là hướng đi bền vững cho nông dân địa phương mà xã đang khuyến khích.

 

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.