| Hotline: 0983.970.780

OCOP nâng tầm nông sản xứ Tuyên

Thứ Năm 13/08/2020 , 16:30 (GMT+7)

Trong năm 2020, tỉnh Tuyên Quang đề ra mục tiêu có 74 sản phẩm OCOP. Nếu thành công, các sản phẩm này sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu nông sản xứ Tuyên.

Chè shan tuyết xã Hồng Thái là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Na Hang. Ảnh: Đào Thanh.

Chè shan tuyết xã Hồng Thái là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Na Hang. Ảnh: Đào Thanh.

Giúp các địa phương tiêu chuẩn hóa 74 sản phẩm, ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sản phẩm; hỗ trợ nhãn hiệu, cải tiến bao bì, mẫu mã, thiết bị kỹ thuật…

Tỉnh đã và đang triển khai kinh phí hỗ trợ các địa phương xây dựng sản phẩm OCOP với tổng số tiền hơn 52,2 tỷ đồng. Trong đó vốn hỗ trợ xây dựng cấp giấy chứng nhận an toàn áp dụng theo tiêu chuẩn là 3,8 tỷ đồng; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường hơn 6,1 tỷ đồng; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hơn 4,5 tỷ đồng; hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm hơn 21,7 tỷ đồng…

Ông Lê Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong năm 2020, tỉnh sẽ phát triển, đánh giá, xếp hạng 74 sản phẩm chia làm 2 đợt. Trong đó, đợt 1 đánh giá xếp hạng 34 sản phẩm; đợt 2 với 40 sản phẩm. Để được gắn sao OCOP, sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu: Có công bố chất lượng sản phẩm; có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; có chứng nhận sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm; sản xuất có kế hoạch bảo vệ môi trường; sản phẩm có mẫu mã bao bì đẹp, đặc sắc...

Tỉnh cũng yêu cầu các sản phẩm tham gia OCOP bắt buộc phải trải qua đánh giá và phân hạng một cách khách quan, chặt chẽ, đúng quy định, được tổ chức truyền thông rộng rãi để các địa phương và các hộ sản xuất, tổ chức kinh tế tham gia.

Hiện tại, Hội đồng thẩm định kiểm tra lại hồ sơ, căn cứ vào tổng điểm đánh giá sẽ thực hiện phân hạng quy định. Việc phân hạng, gắn sao sẽ được thực hiện theo 5 mức độ. Hạng 5 sao, tổng điểm trung bình đạt từ 90 - 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu; hạng 4 sao, tổng điểm trung bình đạt từ 70 - 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao; hạng 3 sao, tổng điểm trung bình đạt từ 50 - 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao; hạng 2 sao, tổng điểm trung bình đạt từ 30 - 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao; hạng 1 sao, tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

Huyện Yên Sơn chọn bưởi là sản phẩm OCOP vì nơi đây có nhiều vùng bưởi thơm ngon nổi tiếng. Ảnh: Đào Thanh.

Huyện Yên Sơn chọn bưởi là sản phẩm OCOP vì nơi đây có nhiều vùng bưởi thơm ngon nổi tiếng. Ảnh: Đào Thanh.

Năm 2020, huyện Na Hang được giao dự toán kinh phí thực hiện hỗ trợ quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP là 600 triệu đồng (100 triệu đồng/sản phẩm). Các sản phầm gồm: Thịt lợn đen thương phẩm, xã Thanh Tương; rượu ngô Thức Mần, xã Sơn Phú; lê Hồng Thái, chè shan tuyết Hồng Thái, xã Hồng Thái; vịt bầu Côn Lôn, xã Côn Lôn; cá đặc sản Thác Mơ, thị trấn Na Hang. Ủy ban nhân dân huyện đã giao kinh phí thực hiện cho Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 16/3/2020. Hiện nay, Ủy ban nhân dân xã Sơn Phú, xã Hồng Thái đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn thực hiện; Ủy ban nhân  xã Thanh Tương, xã Côn Lôn, thị trấn Na Hang đang hoàn thiện thủ tục để ký hợp đồng với đơn vị tư vấn.

Ông Chẩu Trung Kiên, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Na Hang cho biết, hiện nay huyện đã có 6 sản phẩm của 5 chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia OCOP hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá phân hạng. Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đã chấm điểm, phân hạng các sản phẩm và gửi hồ sơ, sản phẩm về Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh. Trong 2 sản phẩm chè san tuyết Hồng Thái 1 sản phẩm được huyện chấm 4 sao và 1 sản phẩm 3 sao; chè  Shan tuyết Việt Dũng Sinh Long được chấm 3 sao; sản phẩm bún khô Đà Vị điểm đạt 3 sao; sản phẩm rượu ngô men lá Trung Phong điểm đạt 3 sao và sản phẩm bí xanh thơm xã Hồng Thái điểm đạt 3 sao.

Cùng với việc xây dựng mỗi xã một sản phẩm, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng đặt ra mục tiêu mỗi huyện, thành phố sẽ xây dựng được 1 sản phẩm chủ lực quy mô cấp huyện. Cụ thể, huyện Lâm Bình xây dựng sản phẩm dê núi Lâm Bình; huyện Na Hang xây dựng sản phẩm cá đặc sản, chè shan tuyết; huyện Chiêm Hóa xây dựng sản phẩm lạc; huyện Hàm Yên là sản phẩm cam; huyện Yên Sơn là sản phẩm bưởi, chè; huyện Sơn Dương là sản phẩm chè và thành phố Tuyên Quang là sản phẩm mật ong.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.