| Hotline: 0983.970.780

Ông chủ vườn sáng tạo

Thứ Sáu 05/08/2011 , 11:02 (GMT+7)

Vượt hơn 50km, theo quốc lộ 22 về Tây Ninh, đến đầu huyện Trảng Bàng chúng tôi rẽ vào một con đường đất đỏ, tìm vào trại thanh long ruột đỏ của anh Phùng Nhật Phong.

Vượt hơn 50km, theo quốc lộ 22 về Tây Ninh, đến đầu huyện Trảng Bàng chúng tôi rẽ vào một con đường đất đỏ, tìm vào trại thanh long ruột đỏ của anh Phùng Nhật Phong. Đây là một trong những trang trại trồng thanh long ruột đỏ đầu tiên của tỉnh Tây Ninh.

Nhìn từ xa chúng tôi đã thấy trên mảnh vườn rộng chừng khoảng 1ha, những quả thanh long chín đỏ hết cả khu vườn. Anh phong cho biết, trên mảnh vườn này trước đây gia đình anh đã trồng đủ các loại cây như: xoài, điều, nhãn, bưởi... nhưng tất cả đều không mang lại hiệu quả. Trong lúc đang chưa biết trồng cây gì thì một lần tình cờ anh đọc báo thấy có mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở Long An, nhận thấy đây là một mô hình vừa mới vừa lạ nên anh quyết định trồng thử. Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên anh trồng rất ít, nhưng sau đó thấy hiệu quả nên anh đã quyết định sử dụng toàn bộ diện tích của mình sang trồng thanh long ruột đỏ.

Hiện nay thanh long ruột đỏ của gia đình anh chủ yếu bán cho công ty Rồng Đỏ ở TP Hồ Chí Minh phục vụ cho xuất khẩu là chính. Anh Phong tâm sự: “Nhờ trồng thanh long ruột đỏ mà gia đình anh đã có một cuộc sống khá giả, sắm được nhiều tiện nghi đắt tiền trong sinh hoạt cho gia đình”. Do thanh long ruột đỏ là một loại quả khá mới mẻ, hơn nữa chất lượng đảm bảo nên luôn được thị trường đón nhận.

Theo như lời anh Phong thì chưa bao giờ thanh long ruột đỏ bị ế, lúc rớt giá nhất cũng ở mức trên 17.000đ/kg. Với công nghệ dùng đèn chiếu sáng như hiện nay thì trang trại thanh long ruột đỏ của anh Phong cho trái quanh năm. Với diện tích khoảng 1ha mỗi năm cũng cho năng suất trên 25 tấn, giá bán tại vườn từ 27.000-30.000đ/kg, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh lãi gần 500 triệu đồng.

TS. Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam:

“Nông dân Phùng Nhật Phong là một nhà làm vườn có đầu óc sáng tạo. Những ý tưởng của anh có tính khả dụng cao, tận dụng được hết quả thanh long từ vỏ đến ruột mà không phải bỏ đi, từ đó nâng cao được giá trị kinh tế. Thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh tiến hành thành lập tổ sản xuất thanh long ruột đỏ theo hướng an toàn VietGap, đồng thời đưa vào áp dụng những công nghệ mới mà anh Phong đã áp dụng để chế biến trái thanh long”.

Không những là một nhà vườn trồng thanh long giỏi mà trong thời gian qua anh Phùng Nhật Phong đã nghiên cứu đưa ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo. Nhận thấy nếu chỉ bán thanh long ăn tươi thì chưa thể phát huy được hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, trên thị trường hiện nay đang có nhiều loại quả có thể tận dụng để chế biến ra nhiều sản phẩm khác có giá trị. Chính vì thế anh mày mò thử nghiệm với quả thanh long ruột đỏ của mình. Anh bảo: “Hiện nay trái thanh long ruột đỏ có thể tận dụng được hết, từ hạt, cơm, vỏ đều chế biến ra những sản phẩm khác nhau”.

Đầu tiên là chế biến rượu thanh long ruột đỏ. Theo anh Phong thì cứ 20kg thanh long ruột đỏ anh sẽ tách được 15 kg thịt quả, 5kg vỏ và cứ 30 kg thanh long thì tách được 1kg hạt. Sau khi tiến hành tách xong, phần thịt quả sẽ được lên men chế biến thành rượu thanh long. Cứ 20kg thịt quả sau khi lên men sẽ cho 10 lít rượu, với giá bán 30.000đ/chai 350ml thì cũng lời gấp 3 lần so với bán quả tươi. Còn lại phần vỏ anh đem phơi khô sau đó xay cho nhuyễn ra làm bột màu sử dụng làm phụ phẩm trong nấu nướng hoặc làm mỹ phẩm như sơn móng tay, thay thế cho các loại phẩm màu độc hại khác.

 “Những chế phẩm làm từ vỏ thanh long ruột đỏ là hoàn toàn an toàn với người sử dụng vì nó không có bất cứ một loại hóa chất nào cả”, anh Phong khẳng định.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Chủ quan khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại

Nhiều người nuôi chó, mèo tại Long An vẫn còn rất chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.