| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV: Sẽ xử lý cán bộ tiếp thị, quảng cáo thuốc BVTV

Thứ Sáu 02/12/2011 , 10:41 (GMT+7)

Cục BVTV vừa có văn bản đề nghị Chi cục BVTV các tỉnh, thành phố; các Trung tâm BVTV vùng không tham gia tiếp thị, quảng bá thuốc BVTV trên các phương tiện thông tin đại chúng. Văn bản này được các tổ chức quốc tế đánh giá là bước “đột phá” ở VN.  

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết:

Để gia tăng doanh số bán hàng, một số Cty kinh doanh thuốc BVTV đang thực hiện rất nhiều hình thức quảng cáo có nội dung khuyến khích nông dân sử dụng thuốc nhiều lần, gây hại cho môi trường và làm tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế. Chẳng nói đâu xa, ngay Báo NNVN cũng đã nêu về việc Cty TNHH Bayer Việt Nam cả gan nhái lại biện pháp “ba giảm, 3 tăng” để cài vào việc khuyến khích nông dân tăng sử dụng thuốc trừ sâu. Đây là việc làm không phù hợp với chủ trương trong chỉ đạo công tác BVTV. Quan điểm chỉ đạo của Cục BVTV là chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết.  

Xuất phát từ tình hình thực tiễn ở các địa phương, Cục BVTV mới có văn bản đề nghị các Chi cục BVTV và các Trung tâm BVTV vùng chỉ tham gia các chương trình khoa giáo của đài PT- TH hoặc các chương trình khuyến nông hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc trên quan điểm IPM. Tuyệt đối không tham gia tiếp thị quảng bá thuốc BVTV trên các phương tiện thông tin đại chúng do Cty kinh doanh thuốc tài trợ.  

Cục yêu cầu cán bộ BVTV không được làm tiếp thị, quảng cáo thuốc BVTV, vậy đến nay đã phát hiện trường hợp nào vi phạm chưa? 

Đối với cán bộ Cục thì chưa phát hiện trường hợp nào nhưng ở các Chi cục thì đã nhận được phản ánh có hiện tượng này. Tại địa phương, các Chi cục BVTV được giao nhiệm vụ kiểm tra nội dung quảng cáo nhưng nhiều khi Chi cục không "tinh”, một số cán bộ lại trực tiếp tham gia quảng cáo và đây là việc không nên làm. Thực ra các DN có rất nhiều cách để quảng cáo trá hình. Họ có thể tổ chức các hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn mời nhà khoa học, cán bộ quản lí, cán bộ BVTV, các nhà phân phối cùng tới tham dự nhưng nội dung chính của buổi hội thảo đó chỉ là quảng cáo thuốc và vô hình chung các nhà khoa học cùng cán bộ của ta chỉ ngồi làm nền cho sản phẩm của họ.

 Lĩnh vực này rất nhạy cảm, đã có cán bộ ở một Viện trong khi hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc trên truyền hình giơ một sản phẩm thương mại của một Cty thuốc lên. Ngay lập tức các DN khác liền gọi điện phản ánh về việc cán bộ này cố tình quảng cáo sản phẩm. Về mặt nguyên tắc, khi khuyến cáo, chỉ nêu tên các hoạt chất chứ không được nêu tên sản phẩm thương mại, do vậy chúng tôi đã chấn chỉnh cán bộ này ngay. 

Tại sao văn bản lại chỉ dùng chữ "đề nghị" mà không phải là "nghiêm cấm", thưa ông? 

Nói là đề nghị, nhưng đấy là dùng từ nhẹ nhàng, bản chất là cấm. Lãnh đạo cấp trên có bảo là yêu cầu hay đề nghị thì cấp dưới đều phải thi hành thôi. 

Vậy nếu phát hiện cán bộ BVTV vi phạm, Cục sẽ có biện pháp xử lí như thế nào? 

Về văn bản quy phạm pháp luật thì có thông tư 38 hướng dẫn xử lí những trường hợp này nhưng thực tế hiện nay thông tư 38 còn một số điểm chưa chặt chẽ nên chúng tôi đang sửa. Sau khi hoàn thiện, thông tư 38 sẽ có những chế tài cụ thể hơn để xử lý cán bộ vi phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp cán bộ thuộc Cục vi phạm thì có thể xử lí theo Quy chế, còn đối với cán bộ Chi cục chúng tôi sẽ có văn bản đề nghị Sở NN- PTNT phối hợp xử lí.

Với những DN đưa nội dung khuyến khích sử dụng thuốc vào quảng cáo, đi ngược lại tinh thần chỉ đạo của Cục thì sao, thưa ông? 

Văn bản này của Cục trước hết là nhằm nhắc nhở cán bộ trong ngành. Nhiều khi không thể đổ hết lỗi cho DN, ví như nội dung quảng cáo trên truyền hình địa phương chẳng hạn, họ đã đưa cho các Chi cục duyệt rồi, nếu quảng cáo không ổn là do thiếu sót của mình nên phải chấn chỉnh cán bộ của mình trước đã. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không xử lí sai phạm của các DN. Cục cũng chủ trương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các nội dung tiếp thị, thông tin quảng cáo, hội thảo, mô hình trình diễn của các Cty thuốc BVTV. 

Ví dụ, Cục qui định không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn mạ - đẻ nhánh, không phun thuốc cho lúa non dưới 40 ngày tuổi (trừ một số trường hợp đặc biệt), không phun thuốc BVTV theo định kì, theo từng giai đoạn sinh trưởng hay theo công thức A+B++…  Nhìn chung cứ Cty nào hướng nông dân sử dụng trái định hướng sẽ bị xử lí.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Lưu ý chăm sóc hồ tiêu ở Tây Nguyên sau thu hoạch

Chăm sóc cho hồ tiêu sau thu hoạch rất quan trọng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt sau thời gian dài nuôi trái, để vụ sau cho năng suất cao...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm