| Hotline: 0983.970.780

Ông Phạm Quang Lộc, 'cha đẻ' giống cam Vinh qua đời

Thứ Tư 20/12/2023 , 17:24 (GMT+7)

Ông Phạm Quang Lộc, Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Nông trường và Kinh tế mới; Nguyên Trưởng Ban quản lý xí nghiệp nông nghiệp, Bộ NN-PTNT qua đời ngày 20/12, hưởng thọ 98 tuổi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho ông Phạm Quang Lộc năm 2019. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho ông Phạm Quang Lộc năm 2019. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Phạm Quang Lộc, sinh năm 1926 tại thôn Yên Hoành, xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; thường trú tại nhà D4, ngõ 10, đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; đã từ trần tại nhà riêng lúc 2 giờ, ngày 20/12/2023 (tức ngày 8 tháng 11 năm Quý Mão) hưởng thọ 98 tuổi.

Ông Phạm Quang Lộc là Nguyên Chủ nhiệm Việt Minh xã Định Tân; Nguyên Thường vụ Nông hội huyện Yên Định; Nguyên Trưởng ty Nông lâm tỉnh Thanh Hóa; Nguyên Giám đốc Nông trường Sông Con, tỉnh Nghệ An; Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Nông trường và Kinh tế mới; Nguyên Trưởng Ban quản lý xí nghiệp nông nghiệp thuộc Bộ NN-PTNT; cán bộ tiền khởi nghĩa.

Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương chống Pháp cứu nước hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Ba, huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.

Lễ viếng được tổ chức từ 7h30 ngày 22/12/2023 tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 10h30 cùng ngày. Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Hà Nội. Lễ an táng được tổ chức vào hồi 9h ngày 23/12/2023 tại nghĩa trang quê nhà ở thôn Yên Hoành, xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Sinh thời, trong thời gian đảm nhiệm cương vị Phó Giám đốc, Giám đốc Nông trường Sông Con, ông Phạm Quang Lộc cùng tập thể nghiên cứu, chọn lọc ra giống cam có đặc tính không hạt hoặc rất ít hạt, mẫu mã quả đẹp, phẩm chất tốt, được công nhận là cam Sông Con.

Cam Sông Con bắt nguồn từ một cây cam vùng Địa Trung Hải, do chủ đồn điền người Pháp đưa tới trồng ở Nông trường Sông Con. Qua một số năm theo dõi cây ra hoa kết trái, chất lượng quả có nhiều ưu điểm, từ hình dáng mẫu mã quả cam cho tới vị ngọt, thơm rất đặc trưng, chất lượng hơn hẳn nhiều giống cam bản địa nhân dân và các nông trường đang trồng.

Với ý định thử nghiệm và nhân giống, ông Pham Quang Lộc trực tiếp chỉ đạo cán bộ kỹ thuật của nông trường lấy mắt từ cây cam này đem lai ghép lên gốc bưởi giống.

Việc làm này bảo tồn được một giống cam tốt nhập nội và từng bước được nhân rộng. Từ đó giống cam Sông Con trở nên nổi tiếng và được trồng phổ biến không chỉ trong ngành nông trường mà cả trong nhân dân.

Riêng nông trường Sông Con sản lượng lượng cam đứng đầu toàn ngành nông trường, một số năm lên đến 400 - 500 tấn, vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu, góp phần đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ quý giá.

Ở thị trường trong nước, cam Sông Con thường được mọi người gọi bằng tên cam Vinh, bởi cam này được trồng ở các nông trường Phủ Quỳ, chở về ga Vinh để đưa đi các nơi tiêu thụ, nhiều nhất là ra Thủ đô Hà Nội.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cầm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ ký giao ước thi đua năm 2025

Ninh Thuận Khối thi đua Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…