| Hotline: 0983.970.780

Chuyện cam Vinh làm nóng nghị trường

Thứ Hai 24/07/2023 , 17:46 (GMT+7)

NGHỆ AN Thực trạng tàn lụi các vùng trồng cây cam Vinh đã nhận được chất vấn của đại biểu tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khoá XVIII.

Cây cam làm nóng nghị trường

Tại Kỳ họp thứ 14 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khoá XVIII vừa qua, ông Vi Văn Quý - đại biểu HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳ Hợp không giấu sự bức xúc và nuối tiếc khi quê hương Quỳ Hợp được mệnh danh là “thủ phủ” cam Vinh với diện tích lên đến 2.780ha vào năm 2020 nhưng bị tàn lụi dần và nay chỉ còn hơn 200ha. Ông Quý đề nghị Sở NN-PTNT Nghệ An giải trình về nguyên nhân và biện pháp giải quyết.

Những vườn cam Vinh bị bệnh phải chặt bỏ. Ảnh: Việt Khánh.

Những vườn cam Vinh bị bệnh phải chặt bỏ. Ảnh: Việt Khánh.

Theo đó, ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT đã có ý kiến giải trình. Theo ông Vinh, có 2 nguyên nhân dẫn đến cam Vinh ở Quỳ Hợp tàn lụi nhanh là do không kiểm soát được cây giống và quy trình sản xuất, nên xảy ra bệnh cho cây cam. Chưa kể việc sử dụng phân bón, các chế phẩm bảo vệ thực vật không theo đúng quy trình kỹ thuật cũng gây thoái hoá đất. Vì vậy có những vườn cam mới đi vào kinh doanh phải chặt bỏ...

Chuyện cam Vinh ở Nghệ An gần như đã là “chuyện cũ, nói mãi” nhưng xem ra cam vẫn không ngừng tàn lụi dần. Từ chỗ có tới gần 5.500ha cam vào năm 2019, nay cả tỉnh chỉ còn lại khoảng hơn 1.700ha cam.

Theo tôi, thực trạng cây cam Vinh hiện nay không thể khắc phục ngay trong ngày một ngày hai mà phải có thời gian dài. Bởi cam là cây năm, các biện pháp khắc phục phải ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để chọn lọc giống, lai tạo giống bằng phương pháp ghép mắt, cải tạo đất, luân canh cây trồng, sử dụng thuốc phòng chống sâu bệnh…

Nói như vậy không có nghĩa là khó làm, kéo dài thời gian. Vấn đề cần làm rõ đối với cây cam ở Nghệ An hiện nay là phải tìm và xác định đúng nguyên nhân dẫn đến cam bị tàn lụi nhanh. Khi đã xác định đúng nguyên nhân, sẽ đưa ra được các biện pháp khắc phục đúng, hiệu quả và cuối cùng là tổ chức chỉ đạo thực hiện phải thực sự kịp thời, nghiêm túc, trách nhiệm. Nếu không tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt thì vẫn đi vào "vết xe đổ", vòng xoáy trồng - chặt như vừa qua.

Giải pháp phát triển bền vững cây cam

Đầu năm 2021, Viện Bảo vệ thực vật (BVTV) có cử một số chuyên gia về bệnh cây vào Nghệ An, họ đã đi đến nhiều vùng cam của Nghệ An, trong đó chủ yếu ở Quỳ Hợp để nghiên cứu các hiện tượng vàng lá, thối rễ, còi cọc, rụng quả… nhằm xác định cây cam bị bệnh gì và được tiến hành bằng 2 phương pháp: Vừa quan sát các triệu chứng xuất hiện trên cây, vừa lấy mẫu bệnh phẩm test nhanh để biết đó là loại bệnh gì. Kết quả cho thấy, trên các vườn cam ở Nghệ An đã và đang bị 2 bệnh, đó là bệnh vàng lá gân xanh (greening) và bệnh vàng lá thối rễ. Cả 2 bệnh này đều lây lan nhanh.

Cây cam ở Nghệ An ngày càng tàn lụi. Ảnh: TL.

Cây cam ở Nghệ An ngày càng tàn lụi. Ảnh: TL.

Không riêng gì ở Quỳ Hợp, hiện hầu hết các vùng cam ở Nghệ An như Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn… đã và đang xuất hiện hiện tượng tàn lụi phải chặt bỏ.

Để ngăn ngừa tình trạng cam tàn lụi, đảm bảo cây cam được phát triển bền vững, đem lại hiệu quả lớn, theo tôi cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Một: Chỉ nên trồng cam ở những vùng đất cao ráo, có tầng đất canh tác dày từ 50cm trở lên, nhất là vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ có tầng đất rất dày và vùng đất quanh các núi đá vôi rất thích hợp với cây cam, vừa ít bị bệnh, chất lượng cam thơm ngon.

Hai: Nhất thiết không để tình trạng tự do chiết, ghép nhân giống cam ồ ạt, bán cây giống tràn lan như hiện nay. Chỉ cấp giấy phép hành nghề chiết, ghép nhân giống cây ăn quả nói chung, cây cam nói riêng cho những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện. Nghiêm cấm tuyệt đối việc buôn bán giống cây ăn quả nói chung, cây cam nói riêng ở trên thị trường tự do mà không có giấy phép hành nghề. Các cơ sở nhân giống được cấp phép phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nhân giống theo quy định. 

Bốn: Thực hiện đúng các quy trình về xử lý đất, quy trình trồng, chăm sóc... theo hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. 

Những vườn cam bị bệnh, không thể cứu vãn ở Nghệ An.

Những vườn cam bị bệnh, không thể cứu vãn ở Nghệ An.

Năm: Việc phòng chống bệnh vàng lá gân xanh (greening) và bệnh vàng lá thối rễ ở cây cam, cần làm tốt mấy việc sau:

+ Đối với bệnh vàng lá gân xanh, thường xuyên thăm và quan sát từng hàng cây cam, nếu thấy có rầy chổng cánh trên cành cam thì sử dụng thuốc phun ngay theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Nếu phát hiện thấy trong vườn cam đã có cây cam đã bị nhiễm bệnh greening thì phải tiêu huỷ ngay cây đó cả thân, lá, gốc, rễ bằng cách chặt cả cây, đào cả gốc đốt cháy sạch hoặc đào hố sâu, bỏ vào đó, rắc vôi bột lên, lấp đất kín lại.

Trường hợp bệnh greening đã phát sinh ở nhiều cây, không có khả năng khôi phục được thì phải tiêu huỷ cả vườn cam và chuyển sang luân canh cây trồng khác tối thiểu từ 1-2 năm sau mới trồng lại cam.

+ Đối với bệnh vàng lá thối rễ, nếu phát hiện có cây đã bị bệnh thì sử dụng các loại thuốc BVTV theo khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để tiêu diệt tuyến trùng, sâu, bệnh, nấm trong đất.

Sáu: Vườn cam, chanh, quýt, bưởi (họ cây có múi) tuyệt đối không để nước thừa trên mặt đất, quanh gốc cây và phải có hệ thống mương thoát nước nhanh khi có mưa to.

UBND tỉnh Nghệ An nên giao nhiệm vụ cho Sở NN-PTNT chịu trách nhiệm chính, cùng phối hợp với Sở KH-CN... tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp phục hồi và phát triển cây cam hiện nay ở Nghệ An để không còn tình trạng tàn lụi, buộc phải chặt bỏ trồng cây khác.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm