| Hotline: 0983.970.780

'Ông trùm' giống cây ăn quả trên đất Hưng Yên

Thứ Năm 22/10/2020 , 07:15 (GMT+7)

Mỗi năm cơ sở này có thể sản xuất và đưa ra thị trường được 20 vạn cây ăn quả các loại, doanh thu 2,6 tỷ đồng, lợi nhuận 1,2 tỷ đồng.

Được coi là tỷ phú giống cây ăn quả, nhưng anh Phạm Đức Long ở xã Bình Kiều, Khoái Châu, Hưng Yên vẫn khiêm tốn cho rằng: “Mọi người cứ khen quá lên đấy! Mỗi năm em chỉ sản xuất được gần 20 vạn cây giống các loại, sau xuất bán và cân đối thu chi, khoản dư ra vừa đủ nuôi 7 miệng ăn trong nhà và trả công cho 4 lao động thuê mượn thường xuyên, với mức lương 6-12 triệu đồng/người/tháng, tùy theo công việc. May mà nghề nhân giống cây ăn quả không mấy khi lỗ vốn, tối thiểu cũng hòa, ngoài ra là lãi. Nếu cũng nay mất giá, mai dịch hại như nuôi lợn mấy năm vừa qua, thì em cũng “móm” luôn”.

Tuy nhiên, trong quá trình trò chuyện, anh Long đã vô tình để lộ: Giá thành sản xuất 1 cây giống khoảng 7.000 đồng, giá bán bình quân 13.000 đồng. Qui đổi với lượng giống sản xuất (200.000 cây) nói trên, mỗi năm anh Long đã thu được 2,6 tỷ đồng, lợi nhuận 1,2 tỷ. Như vậy, sự đồn đoán ở bên ngoài bấy lâu là đúng.     

Vườn nhãn giống 1 năm tuổi.

Vườn nhãn giống 1 năm tuổi.

Kể về quá trình vươn lên lập nghiệp làm giàu của mình, anh Long cho biết: Chẳng ai có thể “một bước lên tiên”! Em cũng không phải là ngoại lệ. Cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn vất vả. Ban đầu là học lỏm nghề từ các đàn anh đi trước. Sau thực hành gieo, ghép ở nhà, khi thuần thục mọi kỹ năng nhân giống cây ăn quả, mới dám lập vườn sản xuất, kinh doanh và nhận ghép thuê cho hộ khác.

Dư được đồng nào lại đầu tư sang nhượng quyền sử dụng ruộng khoán 03. Mãi tới năm 2015 mới tích lũy được 1,5ha vườn chuyên canh cây giống. Nhưng chủ yếu chỉ sản xuất các giống nhãn đặc sản: T6, T2, T1, Miền Thiết, Hương Chi và giống hồng xiêm xoài. Mấy năm gần đây, nhờ mở thêm được thị trường nhãn giống vào các tỉnh Tây Nguyên và lên Tây Bắc, cuộc sống gia đình em mới tạm gọi là dư dả.

Vườn ươm giống hồng xiêm xoài.

Vườn ươm giống hồng xiêm xoài.

Sở dĩ anh Long chọn nghề nhân giống cây ăn quả làm kế sinh nhai là vì: Thế mạnh của Hưng Yên là sản xuất cây giống các loại, chứ không phải thâm canh cây ăn trái. Do quá trình đô thị hóa ở Hưng Yên đang diễn ra rất nhanh, đất canh tác cũng đang bị thu hẹp để nhường cho phát triển công nghiệp. Dư địa cho sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn không còn nhiều. Mặt khác, trong tương lai, nhãn Hưng Yên sẽ chỉ còn trong ký ức. Bởi Tây Bắc, Tây Nguyên mới là những vựa nhãn lớn nhất nước. Bởi các địa phương này có tiềm năng đất đai và khí hậu sinh thái thích hợp cho thâm canh cây nhãn.

Thực tế, các giống nhãn nổi tiếng của Hưng Yên và Hà Nội trồng ở Tây Nguyên và Tây Bắc, đều sinh trưởng, phát triển khá tốt, năng suất, chất lượng cũng cao hơn đáng kể. Là nhờ có khí hậu, thời tiết 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ nét; mùa đông luôn khô lạnh không mưa, thuận lợi cho cây nhãn phân hóa mầm hoa; nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn (khoảng 10 độ C), giúp tăng cường tích lũy chất khô vào quả, tăng năng suất; đất tốt và mực nước ngầm thấp, cũng giúp gia tăng chất lượng quả...

Nhãn quả đầu dòng T6.

Nhãn quả đầu dòng T6.

Căn cứ vào những dự báo và kết quả đi thăm thực tế nếu trên, anh Long đã sớm đầu tư qui hoạch vườn sản xuất giống cây ăn quả khá bài bản, có vườn cây mẹ chuyên cho khai thác mắt ghép, có vườn gieo thực sinh để nhân ghép cây giống và vườn giâm cây thành phẩm ra nhiều độ tuổi khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà vườn.

“Để có được vườn nhãn mẹ đặc sản, từ năm 2000-2001, em đã phải bỏ ra 2.500 đồng mới có được 1 mắt nhãn T6, T1 hoặc T2, trong khi giá 1kg thóc ngon bấy giờ chỉ 2.200 đồng 1 cân. Và cũng phải sang tận Hoài Đức (Hà Tây cũ) thăm dò mấy ngày mới mua được vài chục mắt giống đầu dòng”, anh Long cho hay.

Xử lý cành nhãn giống trước khi khai thác mắt ghép.

Xử lý cành nhãn giống trước khi khai thác mắt ghép.

Theo anh Long, trong nhân giống cây ăn quả, nhãn và hồng xiêm là 2 đối tượng khó ghép nhất, tỷ lệ mắt sống sau ghép phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Nên trước đây phải chiết, ghép theo mùa. Và chỉ các “cao thủ” mới ghép thành công đạt 60-70%. Còn hiện nay, anh Long và một số thợ trên địa bàn, có thể ghép nhãn và hồng xiêm đạt tỷ lệ sống 100% trong mọi điều kiện thời tiết.

Đạt được kết quả này là do, anh Long có cách xử lý cành nhãn trước 10 ngày lấy mắt, riêng với giống hồng xiêm xoài phải lấy mắt từ các cành sắp đẩy lộc (mắt giống sắp mở). Theo đó, giá thành sản xuất cây giống đã giảm đáng kể, đồng thời còn cho phép ghép nhân giống cây ăn quả quanh năm.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm