| Hotline: 0983.970.780

PGS.TS Bùi Bá Bổng góp ý phát triển cơ giới sản xuất lúa

Thứ Ba 30/08/2022 , 07:44 (GMT+7)

Nông dân chỉ cần cầm điện thoại và thông báo “2 ngày nữa tôi cần gặt”, công nghệ sẽ tìm ra người cung cấp dịch vụ máy gần nhất.

Ảnh 3

PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT góp ý phát triển cơ giới sản xuất lúa. Ảnh: Kim Anh.

Xoay quanh câu chuyện cơ giới hóa (CGH) trong nông nghiệp, PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, cần xem xét điểm nào là yếu nhất trong CGH để tác động. Mặt khác hoàn thiện chuỗi CGH đồng bộ trong chuỗi giá trị, theo một cái nhìn rộng. Cần hình dung “ngày mai sẽ là cái gì”; CGH phải tích hợp công nghệ số, nông nghiệp chính xác.

Hình tượng “cái cày và con trâu” đã cơ bản được thay thế bằng máy gặt đập liên hợp. “Từ năm 2005, hầu hết CGH gặt đập rất ít, không đáng kể, nhưng sau đợt dịch rầy nâu, việc gom thời vụ đã tạo một áp lực đối với nông dân trong việc thu hoạch. Từ đó đến nay, máy gặt đập liên hợp trở thành lựa chọn tốt nhất. Máy cấy cũng có “dấu chân” trên đồng”, PGS.TS Bùi Bá Bổng chia sẻ.

Đối với canh tác lúa lúa, Phó giáo sư chỉ ra, hạn chế nhất hiện nay là việc ứng dụng CGH trong khâu gieo sạ, tỷ lệ còn thấp.

Nhìn về vài ba năm trước, khi ấy máy cấy được xem là rất tốt, nhưng triển khai thấy chi phí còn cao và khó ở khâu làm mạ, giá thể. Cho đến hiện tại, giải pháp sạ cụm bằng máy là khả thi và nếu bao phủ được trên đồng ruộng trong 5 năm tới là bước phát triển rất lớn.

Đối với bón phân, xịt thuốc BVTV bằng máy bay không người lái công nghệ còn khá mới. Thực tế nông dân còn xịt tay rất nhiều, trong khi ứng dụng máy bay không người lái không đơn giản. Nếu 2 vấn đề trên được nghiên cứu, triển khai và nhân rộng, tương lai năm 2030 có thể hiện đại được ngành lúa gạo.

Ảnh 7

PGS.TS Bùi Bá Bổng cho rằng, Trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp cấp vùng được thành lập là cần thiết, để hỗ trợ công nghệ số, công nghệ cao cho nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Xung quanh việc thành lập Trung tâm cơ giới nông nghiệp cấp vùng, PGS.TS Bùi Bá Bổng cho là cần thiết. Bởi những trung tâm dịch vụ hỗ trợ về CGH nông nghiệp trong giai đoạn này và tương lai là hỗ trợ công nghệ số, công nghệ cao. Nhưng để các trung tâm này phát huy tác dụng một cách rõ ràng, dễ thực hiện và có sức lan tỏa, Nhà nước nên ban hành các văn bản hướng dẫn về việc tổ chức hoạt động của các trung tâm.

Bên cạnh đó, hiện có rất nhiều doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng có điều kiện tham gia. Giai đoạn đầu, ngành nông nghiệp có thể chọn thí điểm một vài nơi hỗ trợ, làm các mô hình điểm, rồi dần dần bản thân các đơn vị này sẽ phát triển thêm.

“Đội ngũ cơ khí của nước ta khá mạnh ở các viện, trường nhưng họ ít có cơ hội chuyển giao. Vì vậy, trung tâm cơ giới hóa cần thực hiện theo hướng đó”, quan điểm của PGS.TS Bùi Bá Bổng.

Ảnh 4

Sạ cụm được chuyên gia đánh giá là giải pháp khả thi trong khâu gieo sạ. Ảnh: Kim Anh.

Ví dụ thực tế đang phổ biến và khá phát triển hiện nay ở các ngành kinh tế khác được Phó giáo sư đưa ra, không còn là các dịch vụ kiểu cổ điển, truyền thống. Tức nông dân chỉ cần cầm điện thoại và thông báo “2 ngày nữa tôi cần gặt”, công nghệ sẽ tìm ra người cung cấp dịch vụ máy gần nhất. Đồng thời phản hồi ngay, thời gian cụ thể máy cắt sẽ chạy đến ruộng của nông dân. Ấn Độ họ đã làm cách này nhiều rồi, hệ thống sẽ kết nối rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ máy cày hoặc máy cấy, máy sạ cụm trong vùng đó. Đó được xem là dịch vụ số rất hiện đại và vô hình. Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT tự tin, Việt Nam có thể tạo ra các dịch vụ tương tự bằng khả năng của đội ngũ cán bộ, nhân viên công nghệ thông tin trong nước.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, nếu nói chiến lược CGH trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp là điều kiện cần, thì tổ chức ngành hàng là điều kiện đủ. Bởi CGH nông nghiệp với máy móc, công nghệ và thiết bị sẽ tạo ra năng suất cao hơn, tạo sự đồng đều cho nông sản. Và để tạo ra giá trị cao hơn, phải được thực hiện trên nền tảng tổ chức lại sản xuất quy mô lớn.

Nói thế không có nghĩa là chỉ tích tụ đất đai lớn mà lớn hơn là sự liên kết, hợp tác của nông dân trong một vùng nguyên liệu, tạo ra những HTX hay các hình thức hợp tác nào đó để nông dân cùng sử dụng chung những phương tiện, những công nghệ, thiết bị, máy móc đó đạt hiệu quả tối ưu.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.