| Hotline: 0983.970.780

Triển khai, hướng dẫn thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng:

Phải đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, khẩn trương

Thứ Ba 28/04/2020 , 07:36 (GMT+7)

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định tại Hội nghị trực tuyến triển khai và hướng dẫn chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid - 19 hôm 27/4.

Hội nghị triển khai và hướng dẫn chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: TTX.

Hội nghị triển khai và hướng dẫn chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: TTX.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Nghị quyết 42/NQ-CP, Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Chính phủ là một quyết định chưa có tiền lệ, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Nghị quyết 42 và Quyết định 15 đã quy định rất rõ những nguyên tắc, đối tượng, thủ tục, điều kiện, quy trình để triển khai.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tất cả các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc quán triệt, thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, chính xác, đề cao trách nhiệm và sẵn sàng giải trình trước Quốc hội, trước Chính phủ và nhân dân; tập trung rà soát kỹ các đối tượng được hưởng chính sách, đảm bảo tổng kinh phí không vượt quá số đã báo cáo Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các Bộ, ngành, địa phương kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể bằng văn bản, trong những trường hợp cần thiết đối với nội dung thuộc lĩnh vực được giao quản lý điều hành, nhất là Bộ LĐ-TB&XH. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện ở địa phương, đơn vị, không để lợi dụng trục lợi chính sách, tham ô, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ có hơn 20 triệu lượt đối tượng người lao động và người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được hỗ trợ. Đến nay, về cơ sở pháp lý, các địa phương đã hoàn toàn đủ căn cứ để triển khai.

Ngay sau Hội nghị trực tuyến này, các Bộ, cơ quan liên quan sẽ tiếp tục hướng dẫn bằng Thông tư hoặc có văn bản công văn hướng dẫn trong phạm vi thẩm quyền được phân công.

Bên cạnh đó, một số đơn vị sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để hướng dẫn cách thực hiện theo tính chất nghiệp vụ, đặc thù.

Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, các địa phương cần bám sát các nguyên tắc cơ bản là chỉ tập trung hỗ trợ người lao động, người dân bị giảm sâu về thu nhập do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, không đảm bảo được mức sống tối thiểu và một số đối tượng chính sách được quy định trong Quyết định 15 và Nghị quyết 42 của Chính phủ. Việc hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng chính sách.

“Gói hỗ trợ này rất quan trọng. Chúng tôi chỉ mong muốn đừng để ai bị xử lý về Đảng, về chính quyền và các hình thức kỷ luật khác vì đụng đến gói hỗ trợ này. Nếu có thì sẽ không ổn đâu và đây là sẽ là nỗi nhục của các đồng chí cán bộ” – Bộ trưởng Dung nói.

"Mỗi đối tượng chỉ hưởng hỗ trợ một chính sách. Bình thường đối tượng được hỗ trợ có thể lựa chọn chính sách cao nhất. Nếu đối tượng đó từ chối hưởng chính sách cao nhất, xin nhận một chính sách thấp hơn, chúng ta ủng hộ tinh thần đó.

Bên cạnh làm đúng, minh bạch, cần phải tiến hành nhanh, khẩn trương. Không để chính sách đưa ra rồi mà còn lòng vòng mãi. Không để trễ về chính sách. Người dân mong chờ lắm rồi. Lúc người dân cần, phải hỗ trợ ngay. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của chúng ta" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Đối với trách nhiệm của các địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng các địa phương, đứng đầu là Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm trước Chính phủ, HĐND, cấp ủy về vấn đề này. Tinh thần của việc triển khai là khuyến khích các đơn vị thực hiện dịch vụ công trực tuyến, chuyển khoản qua ngân hàng. Đến nay đã có một số ngân hàng đăng ký mở tài khoản cho người lao động và chuyển tiền miễn phí.

Chủ trì, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến, ông Trần Thanh Mẫn – Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, cần xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, nhất là ngành LĐ-TB&XH các cấp, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid -19.

Lao động nông thôn là một trong các đối tượng được hỗ trợ. Ảnh: TG.

Lao động nông thôn là một trong các đối tượng được hỗ trợ. Ảnh: TG.

Ông Trần Thanh Mẫn cũng yêu cầu công khai mức và đối tượng hỗ trợ qua các phương tiện thông tin đại chúng. Niêm yết danh sách tại các địa điểm thuận lợi để nhân dân theo dõi, giám sát. Số điện thoại, địa chỉ email từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã cần được cung cấp để nhân dân trực tiếp phản ánh. Trả lời thỏa đáng các kiến nghị của nhân dân.

Bộ LĐ-TB&XH sẽ lập đường dây nóng, trang điện tử, một nhóm để nghiên cứu giải đáp ngay các thắc mắc. Những vấn đề các địa phương đặt ra, thức mắc tại Hội nghị, chậm nhất đến chiều 29/4, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trả lời bằng văn bản, giải đáp công khai, minh bạch.

Theo thống kê sơ bộ đến thời điểm này, Hà Nội có 1.477.000 đối tượng và dự kiến kinh phí là 3.520 tỷ đồng. Trong đó, 3 đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo là 414.000 người và dự kiến khoảng 505 tỷ đồng. Các đối tượng lao động khác là 1.063.000 người, dự kiến số tiền chi trả 3.023 tỷ đồng.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm