| Hotline: 0983.970.780

Phải giáo dục pháp luật cho ngư dân

Thứ Tư 30/05/2012 , 10:27 (GMT+7)

Ngày 29-5, QH dành cả ngày để lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu (ĐB) cho hai dự Luật Giám định tư pháp và Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ngày 29-5, QH dành cả ngày để lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu (ĐB) cho hai dự Luật Giám định tư pháp và Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

Rất nhiều ĐB cho rằng dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quá chú trọng đến các đối tượng đặc thù mà chưa thể hiện rõ được việc phổ biến, giáo dục pháp luật chung cho tất cả đối tượng trong xã hội. Tiếp thu đóng góp của các ĐB, UBTVQH đề nghị bổ sung thêm đối tượng cần được giáo dục để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là ngư dân (suốt ngày trên biển nên ít được nghe giáo dục về pháp luật), người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị kết án nhưng được hưởng án treo.

Riêng với đối tượng đặc thù là “nạn nhân mua bán người” thì không cần phổ biến, giáo dục pháp luật nữa vì họ đang là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật do người khác gây ra đối với họ. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật đối với họ trong trường hợp này không còn cần thiết để ngăn chặn hành vi mua bán người. Đối với đối tượng là “cán bộ, công chức và viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân” cũng không cần phải ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật bởi đây là đối tượng có trình độ hiểu biết cao, thường xuyên có cơ hội để tiếp cận đối với các nguồn văn bản pháp luật của Nhà nước. Hơn nữa, việc tìm hiểu, nắm vững các quy định của pháp luật để áp dụng là trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong thi hành công vụ.

Riêng với dự luật Giám định tư pháp, UBTVQH đặc biệt quan tâm nhiều đến nhiều ý kiến của ĐB đề nghị bổ sung vào Điều 30 dự thảo Luật nội dung “Kết luận của Hội đồng giám định là kết luận cuối cùng” để khắc phục tình trạng phải giám định nhiều lần, gây tốn kém chi phí và kéo dài quá trình tố tụng. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, không nên đặt vấn đề quy định kết luận nào có giá trị cao hơn và là kết luận cuối cùng trong Luật này bởi kết luận giám định tư pháp là văn bản mang tính khoa học. Việc quyết định kết luận giám định nào có giá trị sử dụng làm chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hoàn toàn do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quyết định. Trong trường hợp đặc biệt thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền quyết định việc giám định lại kể cả khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.

Hôm nay 30-5, sẽ là một ngày “nóng” của hội trường QH bởi các ĐB sẽ được nghe và cho ý kiến sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật xuất bản (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quảng cáo và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính. Đây là những dự án Luật đang gây khá nhiều tranh cãi bởi những quy định không mang tính khả thi khi đưa vào cuộc sống.

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).