| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Cà Mau - 10 năm biết bao ân tình

Thứ Ba 09/03/2021 , 12:26 (GMT+7)

Tròn 10 năm trước, ngày 9/3/2011, Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) được thành lập, chính thức đưa Đạm Cà Mau đến với bà con nông dân cả nước.

Sau 10 năm hoạt động, Phân bón Cà Mau đã có hình hài lớn mạnh vững vàng vị thế trong ngành Phân bón Việt Nam. Vị thế hôm nay nhắc nhở tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên về hành trình đã qua, được viết nên bởi những thế hệ lãnh đạo tiên phong và người lao động qua các thời kỳ.

Phân bón Cà Mau ủng hộ 2.000 bồn chứa nước ngọt cho nông dân vùng hạn mặn. Ảnh: Duyên Khoa.

Phân bón Cà Mau ủng hộ 2.000 bồn chứa nước ngọt cho nông dân vùng hạn mặn. Ảnh: Duyên Khoa.

Nhà máy Đạm Cà Mau khởi công và hoàn thành qua vô vàn khó khăn. Nhưng vượt trên tất cả thử thách, lớp người trước đã chung lòng dốc sức đưa dự án hoàn thành đúng tiến độ, hoạt động ổn định xuyên suốt. Từ viên gạch đầu tiên đến diện mạo hôm nay là chặng đường gập ghềnh đắp bằng mồ hôi nước mắt. Thế hệ Phân bón Cà Mau kế nhiệm hiểu rằng ngoài trí tuệ đam mê, PVCFC còn là tuổi trẻ của thế hệ lãnh đạo đi trước.

Kế thừa và không ngừng phát huy “tâm” lẫn “tầm” của những con người làm nên Phân bón Cà Mau trước đó, từ nền tảng vững chắc ban đầu, nhà máy theo đà cho năng suất đều đặn tối đa. Trong năm vừa qua, nhiều kỷ lục được PVCFC xác lập: Nhà máy sản xuất duy trì ở mức 110% công suất và đạt kỷ lục sản lượng sản xuất urê quy đổi khi lần đầu tiên trong hành trình 9 năm, Phân bón Cà Mau cán mốc 934,77 nghìn tấn, đạt 104% KH và về đích trước gần 51 ngày so kế hoạch.

Nhà máy phân bón Cà Mau. Ảnh: Duyên Khoa.

Nhà máy phân bón Cà Mau. Ảnh: Duyên Khoa.

Song song đó, trước bối cảnh ngày càng khó khăn của thị trường tiêu thụ, PVCFC vẫn đạt sản lượng tiêu thụ Urê là 969,41 nghìn tấn, đạt 112% kế hoạch và tăng 19% so cùng kỳ năm 2019. Những con số về tài chính biết nói thể hiện bản lĩnh vượt thử thách của PVCFC: Không còn ảnh hưởng với các chính sách điều tiết giá khí, vượt qua ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, PVCFC lập kỷ lục về doanh thu với 7.666 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch đề ra, cao hơn 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 716,93 tỷ đồng, tăng 41% so với KH 2020 và tăng 56% so với năm 2019, tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu tiết giảm chi phí với mức 243,95 tỷ đồng, đạt 247% so với kế hoạch. Nộp ngân sách nhà nước đúng hạn, hoàn thành trách nhiệm doanh nghiệp.

Đặc biệt, sản lượng xuất khẩu năm 2020 đạt trên 300 nghìn tấn, trong đó thị trường Campuchia tăng đến 42% so với năm 2019 và còn mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Brazil… Tất cả những kỷ lục đó giúp cho cổ phiếu DCM của công ty được các chuyên gia đánh giá là mã có mức tăng mạnh nhất nhóm ngành phân bón năm 2020 khi từ mức giá trên 5.000 đồng/CP, hiện đã tăng lên trên 15.950 đồng/CP, tức tăng gấp 3 lần. Qua đó, góp phần đẩy giá trị vốn hóa của Công ty lên hơn 8.200 tỉ - đứng đầu trong các doanh nghiệp phân bón trên thị trường Việt Nam.

Sản lượng xuất khẩu năm 2020 của phân bón Cà Mau đạt trên 300 nghìn tấn. Ảnh: Duyên Khoa.

Sản lượng xuất khẩu năm 2020 của phân bón Cà Mau đạt trên 300 nghìn tấn. Ảnh: Duyên Khoa.

Đặc biệt, Phân bón Cà Mau ngày nay có bề dày kinh nghiệm quản trị điều hành. Triết lý công bằng minh bạch giúp Phân bón Cà Mau thiết lập hệ thống kinh doanh bài bản với hàng nghìn đại lý - bạn hàng gắn bó và còn tăng trưởng trong tương lai. Trước các dự báo về tình hình kinh tế ngày càng khó khăn và biến động khó lường, việc hợp tác bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Nhận thức được vấn đề trên, Ban lãnh đạo Phân bón Cà Mau đã đẩy mạnh thay đổi mô hình phân phối kinh doanh thông qua ứng dụng DMS kết nối với các đại lý, khách hàng và sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các đại lý, nhà phân phối trong công tác vận chuyển, kho bãi, xúc tiến bán hàng … đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm đến tay người nông dân. Đồng thời, PVCFC sẽ tiếp tục đầu tư cải tiến hơn nữa về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị và đặc biệt là chính sách kinh doanh linh hoạt đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

PVCFC sẽ tiếp tục đầu tư cải tiến hơn nữa về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị và đặc biệt là chính sách kinh doanh linh hoạt. Ảnh: Duyên Khoa.

PVCFC sẽ tiếp tục đầu tư cải tiến hơn nữa về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị và đặc biệt là chính sách kinh doanh linh hoạt. Ảnh: Duyên Khoa.

Hệ thống quản trị tiên tiến tinh gọn luôn đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong tình hình mới. Và trên tất cả, nền tảng Văn hóa bản sắc Phân bón Cà Mau tiếp tục phát huy đậm nét, lan tỏa giá trị đến từng CBCNV của Công ty. Mỗi thành viên luôn tự làm mới mỗi ngày, trở thành phiên bản tốt hơn hôm qua; nâng cấp bản thân từ thể chất đến tinh thần. Các phong trào rèn luyện thể thao, thi đua phát kiến sáng tạo được đẩy mạnh tạo không khí sôi động trong toàn đội ngũ. Lạc quan tích cực, hăng say cống hiến, chung lòng quyết tâm trở thành cốt lõi của sức mạnh lớn, là mối dây liên kết thành viên PVCFC thành một khối thống nhất. Đời sống anh chị em nhân viên luôn được đảm bảo cả vật chất lẫn tinh thần. PVCFC tự hào vì đã làm tốt như thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm đã từng…

Phân bón Cà Mau tiếp tục góp sức đưa diện mạo địa phương khởi sắc, chung tay phát triển nông nghiệp Việt và lưu dấu trong sự tin yêu của nông dân khắp mọi miền. Trong suốt chặng đường phát triển đã qua và đang tới, Phân bón Cà Mau luôn đề cao công tác an sinh xã hội không kém gì so với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Bởi thế mà liên tiếp nhiều năm, các chương trình trao tặng nhà tình thương, xây trường học, bắt nhịp cầu, chăm sóc sức khỏe, tài trợ học bổng, sách vở, đồng hành mùa vụ… được Công ty thực hiện xuyên suốt tại các vùng, khu vực đặc biệt khó khăn trên cả nước, trong đó có tỉnh Cà Mau. Ước tính trải qua gần 10 năm phát triển, PVCFC đã trích 340 tỷ đồng thực hiện các chương trình an sinh xã hội cho các vùng, miền trong cả nước.

Năm 2021 Phân bón Cà Mau quyết tâm gặt hái thành công mới, góp phần xây dựng nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững. Ảnh: Duyên Khoa.

Năm 2021 Phân bón Cà Mau quyết tâm gặt hái thành công mới, góp phần xây dựng nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững. Ảnh: Duyên Khoa.

Năm 2021, tập thể Phân bón Cà Mau cùng kề vai chung sức, dưới sự dẫn dắt của Ban Lãnh đạo, quyết tâm gặt hái thành công mới, góp phần xây dựng nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững. Tiếp tục tập trung vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau hiệu quả, an toàn, ổn định tối ưu công suất; vận hành và khai thác hiệu quả phân xưởng NPK, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, đặc biệt đẩy mạnh phát triển thị trường NPK, hữu cơ vi sinh, dịch vụ nông nghiệp cao,…; Xây dựng mô hình kinh doanh mới để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu gấp đôi doanh thu khoảng 15.000 tỷ vào năm 2025.

Công ty cũng hoàn thiện hệ thống quản trị theo Thông lệ quản trị công ty tốt nhất nhằm tăng sức cạnh tranh và giá trị thị trường, thu hút nhà đầu tư; Duy trì vị thế là một trong số các doanh nghiệp tiên phong và thực hiện chuyển đổi số thành công trong tập đoàn, tiếp tục hoàn thiện số hóa quy trình hoạt động và xây dựng cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác phân tích, dự báo; Triển khai thực hiện chiến lược phát triển Công ty đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 phù hợp với tình hình mới; Tiếp tục xây dựng văn hóa công ty tạo môi trường và động lực phát triển bền vững.

“Ăn quả nhớ người trồng cây”. Mỗi thành tựu đạt được trên tiến trình phát triển luôn nhắc đội ngũ PVCFC về lòng biết ơn. Cùng thôi thúc PVCFC ra sức phấn đấu, phát huy giá trị tốt đẹp mà thế hệ tiền nhiệm đã kiến tạo, đưa Công ty phát triển xứng tầm.

Cột mốc thập niên đặc biệt ý nghĩa, đúc kết chặng đường và mở ra thời kỳ phát triển mới. Phân bón Cà Mau đã và sẽ luôn là mái nhà chung kết nối nhiều thế hệ. Sứ mệnh “người nuôi dưỡng”, luôn được tập thể thực thi sống động hiệu quả.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm