| Hotline: 0983.970.780

Tiết kiệm năng lượng – lợi cho doanh nghiệp, tốt cho môi trường

Thứ Sáu 13/11/2020 , 20:50 (GMT+7)

Ngay từ những ngày đầu vận hành, Ban lãnh đạo Nhà máy Đạm Cà Mau đã có nhiều hoạt động cũng như giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đoàn công tác Ngân hàng thế giới (WB) và Bộ công thương thăm Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Lan Anh.

Đoàn công tác Ngân hàng thế giới (WB) và Bộ công thương thăm Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Lan Anh.

Và, trong suốt 10 năm qua, kiên định đi theo sứ mệnh ấy, nhà máy Đạm Cà Mau cải tiến không ngừng và đã đạt được thành công bước đầu khi vừa tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm ngân sách hơn 50 tỷ đồng/năm cho công ty vừa góp phần bảo vệ môi trường sống.

Doanh nghiệp “tự thân vận động” tiết kiệm năng lượng (TKNL)

Từ thực tế, trong quá trình vận hành nhà máy Đạm Cà Mau, đội ngũ kỹ sư tại đây đã nhận thấy rằng, nhà máy đang thải xả nguồn khí giàu CO2 và nhiệt trị cao, các kỹ sư đã tự đặt ra câu hỏi cho chính mình “liệu rằng nguồn khí này có thể tận dụng để làm nhiên liệu hay không? và nếu tận dụng được nguồn khí này, thì sẽ mang lại rất nhiều cái “lợi” cho nhiều bên, đó là tận dụng nguồn khí thải ra làm nhiên liệu để sản xuất phân bón, tiết kiệm được chi phí đáng kể cho công ty, lại bảo vệ được môi trường”.

Để tìm ra câu trả lời này, đội ngũ kỹ sư đã mạnh dạn nghiên cứu trong một thời gian dài, và cuối cùng “trời không phụ lòng người” khi các kỹ sư đã thành công trong việc thu hồi và tinh chế được nguồn khí giàu CO2. Thành công bước đầu này không những đã giúp tiết giảm chi phí nhiên liệu, làm lợi cho công ty hơn 50 tỷ VND/năm mà còn giúp giảm đáng kể lượng CO2 phát thải ra môi trường. 

Câu chuyện đội ngũ kỹ thuật của Nhà máy Đạm Cà Mau vận dụng khoa học và công nghệ thành công trong việc tiết kiệm năng lượng thực ra không phải mới, tinh thần cải tiến không ngừng, tiên phong trong mọi công việc là kim chỉ nam của Phân Bón Cà Mau trong suốt nhiều năm qua.

Bên cạnh việc tập trung chuyên môn cao, đội ngũ kỹ sư nhà máy luôn nâng cao tinh thần sáng tạo, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm năng lượng tối đa. Việc tối ưu hoá cụm công nghệ giúp tiết giảm chi phí sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng đồng thời tăng công suất nhà máy hiệu quả.

Thành quả cho quá trình nỗ lực cải thiến không ngừng ấy chính là việc nhà máy Đạm Cà Mau đã vinh dự lọt vào Top 10% các nhà máy có công suất cao toàn cầu, không những tiêu hao năng lượng thấp, mà còn tận dụng được nguồn khí thải để làm nhiên liệu sản xuất phân bón, giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể.

Chính sách tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp TKNL nhiều hơn, hiệu quả hơn

Trong suốt nhiều năm qua, Ngân hàng thế giới (WB) đã đồng hành cùng với Việt Nam trong việc phát triển bền vững ngành năng lượng.

Thực tế hoá cho sự đồng hành của WB này chính là Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam với nguồn tài trợ khoảng 156 triệu USD xuyên suốt trong 5 năm 2018 - 2022. Trong đó, Ngân hàng Thế giới cung cấp khoản vay 100 triệu USD cho các doanh nghiệp công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ năng lượng thực hiện các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng.

Đại diện của Nhà máy Đạm Cà Mau trình bày dự án tiết kiệm năng lượng với WB và Bộ công thương. Ảnh: Lan Anh.

Đại diện của Nhà máy Đạm Cà Mau trình bày dự án tiết kiệm năng lượng với WB và Bộ công thương. Ảnh: Lan Anh.

Trải qua hơn 2 năm dự án đi vào thực tế, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiếp cận được nguồn vốn từ dự án, và đang từng bước thúc đẩy các dự án tiết kiệm năng lượng trong chính nhà máy, doanh nghiệp của mình.

Riêng với nhà máy Đạm Cà Mau, sau thành công với việc thu hồi và tinh chế 2 nguồn khí là Permeate Gas với lưu lượng dao động từ 84.000 Sm3/ngày và khí Flash gas giàu CO2, với lưu lượng khoảng 45.000Sm3/ngày, đã trở thành ứng viên sáng giá trong Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (Vietnam Energy Efficiency for Industrial Enterprises Project – VEEIE).

Đại diện VEEIE sau hội thảo với chủ đề “Chương trình tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp vay lại để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng” được tổ chức tại TP HCM vào giữa tháng 10 vừa qua, đã trực tiếp xuống Nhà máy Đạm Cà Mau để có các khảo sát đánh giá trực tiếp hơn về dự án của PVCFC cũng như xem xét thêm nhiều dự án hiệu quả khác của PVCFC trong việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm phát thải CO2 ra môi trường.

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó TGĐ kiêm Giám đốc Nhà máy Đạm Cà Mau chia sẻ về dự án TKNL. Ảnh: Lan Anh.

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó TGĐ kiêm Giám đốc Nhà máy Đạm Cà Mau chia sẻ về dự án TKNL. Ảnh: Lan Anh.

Sau buổi làm việc tại nhà máy Đạm Cà Mau, đại diện của WB cũng đã chia sẻ “Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các nhà máy và đơn vị sử dụng năng lượng lớn là rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cũng như góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính”.

Những thành công bước đầu trong việc tiết kiệm năng lượng tại nhà máy được Ngân hàng thế giới đánh giá cao, bởi dự án có ý nghĩa rất lớn về mặt tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải môi trường.

Cụ thể, sau khi dự án đưa vào hoạt động, có thể giúp tiết kiệm năng lượng hơn 600.000 GJ/năm, và thu hồi hơn 40.000 tấn CO2 /năm để phục vụ sản xuất Urea, qua đó giúp giảm tổng phát thải GHG khoảng 80.000 tấn CO2 /năm. Con số này như một bằng chứng “thay lời muốn nói” về việc tiết kiệm năng lượng tại nhà máy Đạm Cà Mau, vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho môi trường.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm