| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Ninh Bình 'thúc' năng suất lúa miền Trung

Thứ Năm 13/12/2018 , 09:23 (GMT+7)

Cty cổ phần Phân lân Ninh Bình là đơn vị sản xuất phân bón lâu năm và có uy tín. Đặc biệt, bà con nông dân các tỉnh miền Trung từ lâu đã coi phân bón Ninh Bình là sản phẩm không thể thiếu để phục vụ SXNN.

13-10-55-ton-4909092830849
Phân bón Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường dịch rễ cây tiết ra, bón cho lúa không bị bốc hơi và rửa trôi

Cty đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra nhiều chủng loại phân bón phù hợp với đặc điểm của đất, khí hậu và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của miền Trung.

Từ các sản phẩm truyền thống như: Phân lân nung chảy, NPK đi từ lân nung chảy (NPK5.12.3; NPK10.12.5; NPK17.5.16 ) đã được bà con nông dân rất tin dùng trong nhiều năm qua, Cty còn đưa ra nhiều sản phẩm đi từ công nghệ sản xuất tiên tiến: phân NPK dạng viên (NPKS5.10.3-8; NPK12.2.10+TE; NPK16.16.8+TE; NPKS17.8.8+6S+TE).

- Phân lân nung chảy (FMP): Được sản xuất trực tiếp từ quặng có chứa lân (quặng Apatit), bằng phương pháp nhiệt, cung cấp chất dinh dưỡng lân (P2O5) hữu hiệu (15 - 19%) cho cây trồng, là chất chủ yếu tạo nên các tế bào cây cối, thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển của bộ rễ, tăng số lượng, chất lượng hạt, củ, quả;

Các chất trung lượng CaO (vôi); MgO (Magiê); SiO2 (Silic) với hàm lượng cao có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất, cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất, giúp cây trồng tổng hợp protein và chuyển hóa chất dinh dưỡng, là chất thiết yếu tạo nên chất diệp lục tố cho cây, giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, làm tăng độ cứng vững của thân và lá cây, giúp cây trồng chống đổ ngã, kháng sâu bệnh, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn;

Các chất vi lượng Mn, Cu, Zn, B, Fe, Mo, Co... có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cây trồng, thiếu nó cây không thể phát triển bình thường; Không tan trong nước mà tan hết trong môi trường dịch rễ cây tiết ra và tan dần trong môi trường ruộng chua nên khi bón cho lúa không bị rửa trôi và bốc hơi, không gây ô nhiễm cho đất nên hạn chế được rửa trôi.

- Phân NPK dạng 3 màu (lân từ lân nung chảy) như: NPK5.12.3; NPK10.12.5; NPK17.5.16… chuyên dùng bón lót, bón thúc cho các loại cây trồng trên các vùng đất vàn, vàn thấp, chua trũng, lầy thụt, đất chua mặn ven biển. Phân ngoài cung cấp các chất đạm, lân, kali còn được bổ sung thêm nhiều các chất trung, vi lượng khác mà ở các loại phân bón khác không có đủ, góp phần tăng năng suất và cải tạo đất.

- NPK dạng viên (lân từ lân tan nhanh) như: NPKS5.10.3-8; NPK 12.2.10+TE; NPK16.16.8+TE; NPKS17.8.8+6S+TE chuyên dùng bón lót, bón thúc cho lúa và các loại cây trồng trên đất vàn, vàn cao, đất cát, đất phù sa ven sông, phân cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng: đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng...

Từ đặc điểm của đất canh tác lúa ở miền Trung chủ yếu là đất chua phèn, nhiễm mặn và đất canh tác bạc màu, Cty khuyến cáo nông dân sử dụng phân lân nung chảy và phân đa dinh dưỡng NPK Ninh Bình thâm canh cây lúa là rất phù hợp, vì phân tạo môi trường thuận lợi cho lúa phát triển.

* Để sử dụng phân bón Ninh Bình đạt hiệu quả giúp tăng năng suất cây trồng, bà con nông dân cần chú ý kỹ thuật bón phân cho cây lúa vụ đông xuân 2018-2019 như sau:

a. Bón phân đơn:

Sử dụng lân nung chảy, đạm ure và kali clorua với lượng bón cho 1 sào (500m2): Lân nung chảy Ninh Bình từ 20-25 kg, đạm ure 9-11 kg, kali clorua 6-7 kg kết hợp với phân chuồng.

Kỹ thuật và thời điểm bón: Bón lót phân chuồng, toàn bộ phân lân nung chảy, 3 kg đạm ure và 1,5-2 kg kali clorua. Khi bón trộn đạm, lân, kali thành NPK để bón; Bón thúc lần 1: Khi lúa lên được 3-3,5 lá dùng 2 kg đạm ure trộn với 1-1,5 kg kali; Bón thúc lần 2: khi lúa bắt đầu đẻ nhánh 5-5,5 lá (trong khoảng 18-25 ngày sau khi gieo); bón thúc lần 3: Khi lúa phân hóa đồng (xung quanh 50 ngày sau gieo) 3-4 kg kali và 1-1,5 kg ure.

b. Bón phân NPK Ninh Bình cho 1 sào (500m2):

- Bón lót NPK 10.12.5, bón thúc bằng NPK 12.2.10+TE: Bón lót 20-25 kg NPK10.12.5; Bón thúc 18-20 kg NPK12.2-10+TE chia làm 3 lần, lần 1 khi lúa được 3- 3,5 lá (sau sạ 7-10 ngày) 4-5 kg, lần 2 khi lúa đẻ nhánh 5- 5,5 lá (sau sạ 18-22 ngày) 7-8 kg, lần 3 khi lúa phân hóa đòng 5-6 kg.

- Bón lót NPKS5.10.3-8, bón thúc NPK12.2-10+TE: Bón lót 30-35 kg NPKS5.10.3-8; Bón thúc 25-30 kg NPK12.2-10+TE chia làm 3 lần: lần 1 khi lúa được 3-3,5 lá bón 5-6 kg, lần 2 khi lúa đẻ nhánh (5-5,5 lá) bón 10-12 kg, lần 3 khi lúa phân hóa đòng (xung quanh 50 ngày sau khi gieo) 8-10 kg.

- Bón phân NPK 16.16.8+ TE; NPKS17.8.8+6S+TE: Dùng cho cả bón lót và bón thúc với lượng bón: 26-32 kg chia làm 3 lần bón: Lót 8-10 kg, thúc khi lúa 4-5 lá bón 10-12 kg, thúc lần 2 khi lúa phân hóa đòng 8-10 kg.

- Có thể bón phân NPK Ninh Bình kết hợp với phân đơn (đạm, kali).

c. Một số điểm cần lưu ý khi bón phân cho lúa:

- Chú ý chọn phân bón phù hợp với chân đất. Bón đủ lượng, bón phân lót sâu trước lượt bừa cuối cùng để vùi phân vào đất sẽ tránh được thất thoát phân bón, kích thích bộ rễ ăn sâu xuống, lúa tốt, chắc không bị đổ ngã. Bón phân thúc đúng thời điểm, không bón vào buổi sáng, buổi trưa, bón khi trời mưa mà tốt nhất là bón vào buổi chiều mát.

- Chú ý bón phân kết hợp tưới tiêu nước hợp lý, quan tâm công tác phòng trừ sâu bệnh bảo đảm cho lúa sinh trưởng phát triển tốt. Thường xuyên thăm đồng theo dõi tình hình dinh dưỡng của lúa để có biện pháp bổ sung phân bón kịp thời.

Cty cổ phần Phân lân Ninh Bình luôn cam kết đảm bảo về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá bán cạnh tranh và phục vụ kịp thời. Chúc bà con nông dân có vụ lúa đông xuân 2018-2019 đặt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

 

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.