| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn ĐIển phù hợp Tây Nguyên

Thứ Năm 17/07/2014 , 15:51 (GMT+7)

Trên các loại đất canh tác ở Tây Nguyên, để bón phân đạt hiệu quả cao, cần phải căn cứ theo độ phì nhiêu, trong đó nổi bật là tính chất lý hóa học đất.

Tây Nguyên có khoảng 5.612.000 ha đất, chủ yếu là đất đỏ bazan, độ dốc lớn (8 - 25 độ), đất được hình thành do quá trình phong hóa đá bazan, hình thành các khoáng hoạt tính như Kaolinit; tích lũy oxyt Fe/Al và các hợp chất của chúng nên có màu đỏ, đỏ vàng.

HIỂU BIẾT VỀ ĐẤT TÂY NGUYÊN

Đất Tây Nguyên có các đặc điểm độ xốp cao, cấu trúc tốt nên dễ thấm nước. Đất đỏ, tích sét, kết von ít, nghèo bazơ do bị rửa trôi CaO, MgO, SiO2, S và các chất vi lượng. Phản ứng chua - rất chua (pH 3,9 - 5,2).

Là vùng chuyên canh của nhiều loại cây trồng quan trọng như các cây dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều, chè… các cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô (bắp), đậu lạc, cây rau màu khác, trong một thời kỳ dài, phần lớn đất đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt do chế độ bón phân thiếu cân đối, tình hình ngộ độc đất như ngộ độc lưu huỳnh (S), mất cân đối dinh dưỡng trầm trọng.

Vì vậy, trên các loại đất canh tác ở Tây Nguyên, để bón phân đạt hiệu quả cao, cần phải căn cứ theo độ phì nhiêu, trong đó nổi bật là tính chất lý hóa học đất, có liên quan rất nhiều đến cách sử dụng phân bón với 3 loại đất như sau:

1. Đất tốt: Hiểu theo nghĩa ứng dụng trong kỹ thuật bón phân, là đất có các tính chất lý hóa học tốt. Các loại đất này thường giàu mùn, không chua hoặc ít chua, giàu các nguyên tố canxi, magie và các nguyên tố dinh dưỡng khác. Đất thường có độ no bazơ trên 60%, hàm lượng canxi trao đổi trên 5 mg (miligam - 1/1.000g) đương lượng/100g đất.

Các loại đất này thường là đất phù sa mới của các con sông, đất đen, đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan, đá vôi… cho năng suất cây trồng cao nhất nhưng còn rất ít trên thực tế.

2. Đất trung bình: Loại này thường bao gồm các loại đất đã bị chua hóa trung bình, có hàm lượng canxi, magie và cả các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức trung bình. Đất thường có độ no bazơ 40 - 60%, hàm lượng canxi trao đổi 2 - 5 mg đương lượng/100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cũ, đất đỏ nâu trên bazan, đất xám sẫm màu…

3. Đất xấu: Bao gồm các loại đất đã bị chua nhiều, có hàm lượng canxi, magie và các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức nghèo. Đất thường có độ no bazơ nhỏ hơn 40%, hàm lượng canxi trao đổi thường nhỏ hơn 2 mg đương lượng/100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cổ, đất đỏ lợt màu trên bazan, đất xám bạc màu… 

Với từng loại cây trồng khác nhau, ở các loại đất tốt thì việc bón phân cũng ít quan trọng và thường cũng chỉ cần chú ý bón các loại phân chính yếu là các yếu tố đa lượng NPK. Ở các loại đất này nông dân thường "bóc lột" độ phì tự nhiên của đất bằng cách không bón phân hoặc chỉ bón phân đạm ure là đủ.

Ngược lại, ở đất trung bình, nhất là ở đất xấu thì việc bón phân vô cùng quan trọng. Bón phân cho các loại đất này, ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK, người ta còn phải quan tâm nhiều đến các yếu tố dinh dưỡng phụ hay gọi là các yếu tố thứ yếu, tuy với lượng ít hơn các nguyên tố đa lượng, đó là các yếu tố trung và vi lượng, trung lượng như canxi, magie, lưu huỳnh.

Trên các loại đất xấu, nhất là đất xám bạc màu, rất cần bón các loại phân có chứa đầy đủ cả các nguyên tố vi lượng nữa như sắt, đồng, molipđen, boric. loại phân bón có hiệu quả cao cho cây trồng ở vùng đất xám và đất bạc màu, trong đó có các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dụng cho từng loại cây trồng của Cty CP Phân lân Văn Điển.

TỐT CHO CÂY TRỒNG

Để đáp ứng cho nhu cầu bón phân khoa học tại Tây Nguyên, trong nhiều năm, Cty CP Phân lân Văn Điển đã phối hợp với các viện, trường, trung tâm khoa học nghiên cứu đặc điểm đất đai thổ nhưỡng và sinh lý của cây trồng và đề ra các công thức SX, cung cấp cho thị trường trên 60 loại phân bón khác nhau, phù hợp từng đồng đất, từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng.

Phân bón Văn Điển có thành phân cơ bản là lân nung chảy mang ưu điểm là tính kiềm không độc hại, rất giàu các chất trung vi lượng quan trọng mà không có ở các loại phân bón khác, không tan trong nước mà chỉ tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra nên khi bón xuống đất không bị rửa trôi do mưa nắng, cung cấp đồng thời các loại dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết các chất vẫn được giữ lại trong đất cung cấp cho vụ sau. 

Phân bón Văn Điển sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, các loại rau, các loại cây ăn quả, cây rừng, cây công nghiệp như cao su, cà phê, bông, mía, chè, dâu tằm... Đặc biệt, các loại phân này rất thích hợp, không thể thiếu cho những vùng đất chua, phèn, trũng, lầy thụt, đồi dốc của Tây Nguyên, khi sử dụng có tác dụng cải tạo bồi bổ đất, thực sự mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại phân lân khác.

Ngoài sản phẩm chính là phân lân nung chảy, Cty CP Phân lân Văn Điển đang cung cấp nhiều loại sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng (đa yếu tố - ĐYT NPK) cho các vùng chuyên canh tại Tây Nguyên:

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (5.10.3.16.8.15.2, 10.10.5.16.8.15.3, 6.11.2.20.10.15.2, 16.5.17.8.5.7.2) là 4 loại phân chuyên bón cho lúa, rau màu, cây ăn quả qua các thời kỳ sinh trưởng.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (10.8.12.15.8.13.3 và 10.5.12.7.7.6.3) chuyên dùng cho cao su, cà phê.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (12.8.12.15.8.13.3, 16.6.16.7.7.6.2) dùng để bón thúc cho cà phê, cao su, tiêu, lúa, mía, dứa...

Bên cạnh đó, Cty CP Phân lân Văn Điển còn có loại phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (9.9.12.12.7.9.2 và 22.5.11.9.5.8.2) chuyên dùng cho bón lót và bón thúc khoai tây.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (4.12.7.16.8.15.2) chuyên dùng cho đỗ, lạc.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (6.12.5.16.8.15.2, 15.5.20.8.5.7.2) chuyên bón cho mía dứa.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (5.6,5.27.11.6.9.2) chuyên dùng cho cây dưa hấu.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (5.8.20.12.6.9.2) chuyên dùng cho cây ớt.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (4.10.4.14.7.12.2, 4.12.4.16.8.13.2) chuyên dùng cho cây ăn quả và 16 loại phân chuyên dùng cho cây chè, 4 loại cho cây dâu tằm…

Phân lân supe tecmo phát huy ưu điểm của hai loại phân lân. Lân tan ngay để cây hấp thụ thời kỳ đầu, lân chậm tan để cung cấp dinh dưỡng cho thời kỳ sau và cải tạo đất. Loại phân bón này phù hợp cho những cánh đồng không chua, đồi dốc.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm