| Hotline: 0983.970.780

Phát huy vai trò đội ngũ khuyến nông cơ sở

Thứ Ba 09/07/2019 , 14:05 (GMT+7)

Công tác khuyến nông cơ sở của Hà Giang đã có những đóng góp thiết thực và hiệu quả vào việc chuyển giao các tiến bộ KHKT nông nghiệp cho nông dân.

Do đặc thù, đội ngũ khuyến nông cơ sở (gồm đội ngũ cán bộ khuyến nông xã, thị trấn và các thôn bản) là những cán bộ nông nghiệp luôn sâu sát, gần gũi nhất đối với người nông dân. Họ chính là cầu nối quan trọng để chuyển giao những tiến bộ KHKT nông nghiệp đến với người nông dân.

07-44-55_cn_bo_khuyen_nong_x_linh_ho_huyen_vi_xuyen_chuyen_gio_tien_bo_ky_thut_cnh_tc_lu_ci_tien_sri_toi_nguoi_nong_dn
Cán bộ khuyến nông cơ sở chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa SRI tới người nông dân.

Nhờ đó, trong những năm qua, nông nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mang tính đột phá trên các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng được nâng lên; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng NTM trên địa bàn của một tỉnh nghèo.

Theo tiêu chí xây dựng NTM tại các xã trung du và miền núi thì thu nhập bình quân đầu người/năm phải đạt từ 1,2 lần trở lên so với mức bình quân chung của tỉnh và tỷ lệ hộ nghèo phải đạt dưới 10 %. Để đạt được mục tiêu quan trọng này, hệ thống khuyến nông cơ sở của Hà Giang đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà ngành nông nghiệp đề ra, đó là góp phần cùng các cơ quan chuyên môn đưa các giống lúa lai, ngô lai, đậu tương giống mới có năng suất, chất lượng cao vào SX, kết hợp với việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, không ngừng nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở của Hà Giang đã tham gia công tác tuyển chọn các loại gia súc và gia cầm mang tính đặc sản địa phương có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: Gạo tẻ Già Dui huyện Xín Mần, lúa Khẩu Mang huyện Đồng Văn, bò vàng, dê núi đá, gà xương đen tại 4 huyện vùng cao nguyên đá….kết hợp với áp dụng các tiến bộ KHKT mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi.

Anh Ma Doãn Vang, cán bộ khuyến nông xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên - người đã được UBND tỉnh Hà Giang tặng Bằng khen vì có “Đóng góp xuất sắc vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Giang”, tâm sự: Cán bộ khuyến nông cơ sở là những người gần gũi nhất đối với nông dân. Để người dân tiếp thu và áp dụng tốt các kiến thức KHKT thì cán bộ khuyến nông cơ sở phải có phương pháp chuyển giao bền bỉ, thuyết phục. Bên cạnh đó, phải biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ chính bà con nông dân để thay đổi phương pháp chuyển giao cho phù hợp.

Nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, ngành nông nghiệp của Hà Giang đã triển khai hàng trăm mô hình thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, chủ yếu là các mô hình trình diễn cây trồng và chăn nuôi giống mới. Trong đó, đối với 4 huyện vùng Cao nguyên đá (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ) tập trung vào các mô hình hỗ trợ trồng cỏ gắn với chăn nuôi bò hàng hóa; mô hình trồng rau, hoa sạch; các mô hình trồng cây dược liệu và nuôi ong.

Đối với 2 huyện vùng cao phía tây (Hoàng Su Phì và Xín Mần) tập trung vào các mô hình chăn nuôi trâu, lợn đen, trồng và chế biến chè, cây dược liệu và đậu tương. Đối với các huyện vùng thấp (Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê và TP Hà Giang) tập trung triển khai các mô hình phát triển chăn nuôi thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm và phát triển lúa, ngô hàng hoá… Thành công của các mô hình này có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở tại các xã, thị trấn, thôn bản.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, ngoài sự cố gắng chung sức của ngành nông nghiệp, của Chương trình Xây dựng NTM còn có sự đóng góp hiệu quả của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Họ chính là người “cầm tay, chỉ việc” giúp nông dân, chỉ đạo các khâu kỹ thuật từ khi triển khai đến kết thúc các mô hình.

Khuyến nông cơ sở chính là nguồn lực quan trọng giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đó chính là tiền đề quan trọng trong quá trình xây dựng thành công NTM trên địa bàn của tỉnh Hà Giang trước mắt cũng như lâu dài.

(Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Giang)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm