| Hotline: 0983.970.780

Phát huy vai trò làng nghề truyền thống trong xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 27/07/2021 , 11:21 (GMT+7)

Làng nghề truyền thống giúp phát huy được các nguồn lực tại địa phương, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.

Làng nghề truyền thống là nơi kết tinh những tinh hoa văn hóa lâu đời của cha ông ta. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, làng nghề truyền thống có vị thế rất quan trọng, góp phần tạo dựng bộ mặt nông thôn Việt Nam vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc bó hẹp đầu ra, không có người kế nghiệp, khó cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp trên thị trường… đang làm cho nhiều làng nghề gặp khó khăn.

Thị trường tiêu thụ bị bó hẹp, đang khiến cho người làm nước mắm truyền thống Sa Châu gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Trung Quân.

Thị trường tiêu thụ bị bó hẹp, đang khiến cho người làm nước mắm truyền thống Sa Châu gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Trung Quân.

Khác hẳn không khí nhộn nhịp của ba năm về trước, làng nghề nước mắm Sa Châu, xã Giao Châu (Giao Thủy, Nam Định) đang phải sản xuất cầm chừng, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.

Ông Phạm Văn Chiên, người có thâm niên hơn 40 năm làm nghề chia sẻ: Nghề làm nước mắm nơi đây đã có từ rất lâu đời. Trước đây gần như cả làng đều làm nước mắm, nhưng hiện tại số hộ dân theo nghề còn khoảng 20 hộ. Vì làm theo phương thức truyền thống nên thời gian để được thu thành phẩm phải lên tới 2 năm. Do vậy, những hộ không có vốn sẽ không dám đầu tư vì khả năng quay vòng chậm. Mặt khác, làm nghề không kể ngày đêm, lam lũ nên những người còn làm nghề chủ yếu là người lớn tuổi, người làm nghề lâu năm. Lực lượng lao động trẻ hầu hết đã chuyển sang làm ngành nghề khác”, ông Chiên cho hay.

Hiện tại, những người còn làm nghề chủ yếu là người lớn tuổi, người làm nghề lâu năm. Lực lượng lao động trẻ hầu hết đã chuyển sang làm ngành nghề khác. Ảnh: Trung Quân.

Hiện tại, những người còn làm nghề chủ yếu là người lớn tuổi, người làm nghề lâu năm. Lực lượng lao động trẻ hầu hết đã chuyển sang làm ngành nghề khác. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Trần Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Giao Châu, để làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề nước mắm Sa Châu nói riêng trở lại với đúng vị thế, gắn chặt với việc thực hiện các mục tiêu của chương trình xây dựng NTM, việc cần làm trước mắt là định hướng cho các hộ sản xuất đi sâu vào giữ gìn chất lượng của sản phẩm và thương hiệu của làng nghề.

Tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân hiểu được vai trò của việc kế thừa, phát triển nghề truyền thống là nhiệm vụ, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. 

Cũng theo ông Quang, thực tế hiện nay những hộ sản xuất còn thiếu kiến thức về kinh doanh, tiếp thị, nắm bắt thị  trường. Việc chuyển giao công nghệ và cải tiến mẫu mã còn chậm nên khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm làng nghề không cao. Trong khi đây là vấn đề then chốt quyết định đến sự tồn vong của làng nghề.

Vì vậy, các hộ sản xuất phải thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, những quy định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng để làm cơ sở định hướng sản xuất phù hợp. Tích cực tham giam gia vào chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) để nâng cao uy tín, thương hiệu và giá trị cho sản phẩm của làng nghề.

Xã cũng xây dựng đề án quy hoạch khu sản xuất tập trung cho các hộ làm nghề, để giải quyết tình trạng làng nghề nằm đan xen trong khu dân cư ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng quy mô sản xuất và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường.

"Trong tương lai xã đang nghiên cứu đến việc gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch trải nghiệm, để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm nước mắm truyền thống ở Giao Châu. Từ đó, thúc đẩy sản xuất phát triển, giúp các hộ làm nghề cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống", ông Trần Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Giao Châu chia sẻ. 

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất