| Hotline: 0983.970.780

Phát minh ra enzyme phân hủy rác nhựa

Thứ Tư 18/04/2018 , 08:36 (GMT+7)

Các nhà khoa học Mỹ và Anh vừa phát minh ra một loại enzyme có thể “ăn” rác nhựa, mở ra một giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm rác nilon đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Nghiên cứu mang tính đột phá này vừa được công bố hôm 16/4.

Hình ảnh rác nilon trôi dạt khắp các đại dương

Theo CNA, hiện mỗi năm các đại dương phải hứng chịu khoảng trên tám triệu tấn rác thải nhựa các loại, phát sinh từ phế phẩm có nguồn gốc dầu mỏ tác động xấu đến sức khỏe nhân loại cũng như môi trường. Bất chấp các nỗ lực tái chế, nhưng hầu hết các loại rác nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm ở môi trường tự nhiên và hiện giới khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu tìm ra giải pháp đối phó.

Kết quả là các nhà nghiên cứu ở đại học Portsmouth (Anh) và Cơ quan nghiên cứu năng lượng tái tạo Mỹ đã tập trung vào một loại vi khuẩn tự nhiên được tìm thấy ở Nhật Bản cách nay vài năm. Giới khoa học Nhật Bản cũng tin rằng, loại khuẩn này sinh ra trong quá trình tái chế rác thải nhựa có tên gọi Ideonella sakaiensis có khả năng phân hủy các loại nhựa phổ biến nhất là polyethylene terephthalate (PET), được sử dụng rộng rãi trong sản xuất chai lọ bằng nhựa.

Khi cho tổ hợp vi khuẩn tiếp xúc với lớp màng mỏng PET, chúng phân hủy nhựa tạo thành những vết lõm. Sau đó lớp màng nhựa PET đã bị phân hủy hết sau 6 tuần. "Chúng tôi phân lập thành công vi khuẩn Ideonella sakaiensism khỏi tổ hợp vi sinh vật, và nhận thấy chủng vi khuẩn này sản xuất hai loại enzym là PETase và MHETase", các nhà nghiên cứu cho biết.

Được biết hiện các nhà khoa học vẫn đang cùng nhau tiến hành các nghiên cứu sâu nhằm cải thiện loại enzyme này, với hy vọng đối phó triệt để với vấn nạn rác thải nhựa hiện nay.

(Theo AFP)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm