| Hotline: 0983.970.780

Phát triển bền vững: Điều kiện để doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế từ FTA

Thứ Bảy 20/08/2022 , 08:44 (GMT+7)

Ngoài hàng rào kỹ thuật, doanh nghiệp Việt phải cam kết những tiêu chuẩn liên quan đến phát triển bền vững để hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA thế hệ mới.

Tại Hội thảo "Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, hiện cả nước có 92% doanh nghiệp (94% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 86% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19.

Thông qua khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI),  VCCI liệt kê ra những khó khăn chính như: khó tiếp cận khách hàng (60%), thiếu hụt nhân công (53%), mất cân đối dòng tiền (52%), đứt gãy chuỗi cung ứng (52%)…

Các ý kiến tập trung thảo luận về giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Các ý kiến tập trung thảo luận về giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Một trong những hướng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn là tận dụng những FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP... Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt trong suốt 2 năm đại dịch, giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt kỷ lục là 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 19%; xuất siêu tới 4 tỷ USD.

"Cơ hội và thách thức từ các FTA là song hành và khá rõ ràng. Tuy nhiên, các FTA chỉ có thể mang lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế khi cộng đồng doanh nghiệp phát huy tối đa vai trò và năng lực của mình trong quá trình thực thi các hiệp định", ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế nhận định.

Ông Minh Anh cũng đề ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ nhất, đón đầu và tận dụng cơ hội về dòng vốn dịch chuyển đầu tư; đặc biệt là dòng vốn của các nước ra khỏi Trung Quốc, Hong Kong...

Thứ hai, chú trọng khai thác thị trường Trung Quốc. Đây không chỉ là thị trường quan trọng của Việt Nam, mà còn là với toàn thế giới.

Thứ ba, chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm, bởi hải Quan của các nước có FTA đã và đang có nhiều chính sách tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Eurocham nêu điều kiện để doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Eurocham nêu điều kiện để doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA.

Chung quan điểm, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) nhấn mạnh sự chuyển biến tích cực của thương mại hai chiều Việt Nam - EU sau khi EVFTA đi vào hiệu lực từ tháng 8/2020, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư.

Ông Minh cho biết, các doanh nghiệp châu Âu đều mong xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn, qua đó tiếp cận với thị trường ASEAN và cả châu Á. Do đó, nguồn đầu tư từ khu vực này hầu hết đều chất lượng, sử dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

Có nhiều điểm lợi, nhưng ông Minh lưu ý doanh nghiệp trong nước về khía cạnh phát triển bền vững. Đây là nội dung được châu Âu đặc biệt quan tâm, và đã đề ra chiến lược với 3 trụ cột chính gồm: bảo vệ môi trường, thúc đẩy quyền con người và quyền của người lao động, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

"Ba trụ cột này được lồng vào chính sách thương mại của khối, cũng như được thể hiện trong EVFTA. Doanh nghiệp phải cam kết và đạt được các tiêu chuẩn liên quan đến phát triển bền vững mới có thể hưởng ưu đãi thuế quan", ông Minh bày tỏ.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông thì nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số. Theo ông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng được 6 trụ cột của bộ chỉ số đánh giá về khả năng chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, là trải nghiệm số cho khách hàng. Thứ hai, là chiến lược số. Thứ ba, là đánh giá về hạ tầng và khả năng công nghệ của doanh nghiệp nhằm thiết lập duy trì và liên tục chuyển đổi số, môi trường số, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Thứ tư, là vận hành đánh giá hiệu suất hàng ngày của doanh nghiệp. Thứ năm, là văn hóa số. Thứ sáu, là dữ liệu tài sản thông tin, đánh giá khả năng của doanh nghiệp cả về mặt chiến lược và hoạt động.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ TN-MT đề xuất công khai tên người bỏ cọc trúng giá đất

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.