| Hotline: 0983.970.780

Phát triển chỉ dẫn địa lý chuối ngự Đại Hoàng

Thứ Sáu 11/12/2020 , 13:37 (GMT+7)

Mỗi độ cận Tết, chuối ngự Đại Hoàng bán tại vườn đã có giá 40.000đ - 50.000đ/nải. Thậm chí những buồng chuối đẹp có giá lên đến cả triệu đồng.

Chuối ngự Đại Hoàng của Hà Nam được người dân Thủ đô ưa chuộng.

Chuối ngự Đại Hoàng của Hà Nam được người dân Thủ đô ưa chuộng.

Cùng gìn giữ danh tiếng chuối ngự Đại Hoàng

Chuối ngự Đại Hoàng được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý từ năm 2009. Giá bán 1 nải chuối ngự hiện nay đã tăng gấp 5-7 lần so với trước khi bảo hộ nhưng vẫn luôn chiếm được cảm tình của người mua. Không có năm nào chuối ngự Đại Hoàng không được mời tham gia các hội chợ nông sản đặc sản tại Hà Nội.

Các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch (Bác Tôm, Big Green, Donavi, Clever Fruits…) cũng theo danh thơm mà tìm đến. Người tiêu dùng Hà Nội đã dần quen thuộc với sản phẩm chuối ngự gốc Đại Hoàng bởi hương thơm, vị ngon quyến rũ, khác biệt.

Nếu như năm 2017, bà Trần Thị Ngân, Chủ tịch Hội Sản xuất và Tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng phải lên tiếng về việc chuối ngự bị trà trộn ngay trên đất Đại Hoàng thì đến nay hiện tượng đó đã không còn.

Chính quyền địa phương, Ban chấp hành Hội có các quy chế quản lý chặt chẽ hơn, người sản xuất, người kinh doanh chuối ngự Đại Hoàng đã ý thức được lợi thế của sản phẩm quê hương mình, của thương hiệu chỉ dẫn địa lý mà họ bảo nhau giữ gìn danh tiếng sản phẩm.

Chuối ngự Đại Hoàng là sản vật nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Chuối ngự Đại Hoàng là sản vật nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Tại hội chợ hàng nông sản do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTN) tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2020, rất nhiều khách hàng là những người con của đất Hà Nam Ninh cũ, chỉ cần nhìn thấy chuối ngự Đại Hoàng là họ ghé ngay vào và chuyện trò không ngớt.

Ra về, người mua ít cũng một vài nải, có người mua cả mấy buồng về giới thiệu với bạn bè, đồng nghiệp, làm quà biếu… không ai nỡ trả giá với thứ đặc sản mà ăn một miếng thôi là thấy “đáng đồng tiền bát gạo”.

Người dân thủ đô “săn đón”

Khách hàng không có điều kiện mua nhiều thì ưu tiên mua về để dành cho người già, trẻ nhỏ trong gia đình. Người có điều kiện thì tuần, rằm nào cũng mua về thắp hương.

Chuối ngự Đại Hoàng còn được “săn đón” vào dịp Tết Nguyên đán bởi tâm lý người Việt muốn dành những gì đẹp đẽ, lành lẽ và thơm thảo nhất dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Chẳng thế mà mỗi độ Tết đến xuân về, chuối ngự Đại Hoàng bán tại vườn đã có giá 40.000đ - 50.000đ/nải. Thậm chí những buồng chuối đẹp có giá lên đến cả triệu đồng. Có lẽ đây là điểm nhấn, là động lực cho người dân xã Hòa Hậu và xã Tiến Thắng (huyện Lý Nhân) vượt lên những khó khăn, bất lợi để bảo tồn, phát huy giống quả quý.

Sản xuất chuối ngự Đại Hoàng những năm gần đây chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Điển hình như đêm mùng 1 Tết Nguyên đán năm 2020, xảy ra mưa to, gió lớn làm gãy đổ hàng chục héc-ta chuối. Nhiều hộ mất trắng phải trồng lại từ đầu.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến diện tích đất sản xuất chuối ngự Đại Hoàng bị thu hẹp. Bà Trần Thị Ngân chia sẻ: “Có doanh nghiệp về đặt hàng thuê 10 ha đất liền thửa để trồng chuối ngự nhưng e rằng khó”.

Để quản lý chỉ dẫn địa lý chuối ngự Đại Hoàng, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp Hà Nam chủ trì dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020.

Qua đó, dự án đã hỗ trợ Hội Sản xuất và tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng củng cố tổ chức, kiện toàn bộ máy lãnh đạo để quản lý chất lượng sản phẩm. Đồng thời liên kết với Viện Nghiên cứu Rau quả để sản xuất cây giống nuôi cấy mô nhằm duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại cũng như điều kiện thời tiết bất lợi.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm