Ngoài ra loại phân bón mới giúp tiết giảm ít hơn “khẩu phần cây trồng” tới 75% so với phân bón truyền thống.
Chuyện nghe có vẻ giống như trong phim khoa học viễn tưởng, nhưng đó chính xác là thứ mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Utah đã tạo ra.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua Phòng thí nghiệm Nghiên cứu nước của Đại học Utah, vừa được công bố trên tạp chí Nature Food.
Ông Yiming Su, trợ lý giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường của Đại học Utah, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Phân bón và thuốc trừ sâu truyền thống từ lâu đã liên quan đến mức độ phát thải khí nhà kính cao và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, phân bón và thuốc trừ sâu kích hoạt nano hoạt động bằng cách biến đổi hóa chất nông nghiệp truyền thống thành công thức nano cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng theo cách đa mục tiêu hơn. Điều này làm cho phân bón và thuốc trừ sâu hiệu quả hơn và giảm tác động tiêu cực đến môi trường."
Ông Yiming Su cho biết, hiệu quả của phân bón công nghệ nano thay đổi tùy theo loại cây trồng hoặc mùa vụ, nhưng nhiều cây trồng cần lượng phân bón công nghệ nano ít hơn 30% so với phân bón truyền thống. Tuy nhiên, một số cây trồng của họ chỉ cần một nửa lượng phân bón công nghệ nano và cá biệt một số đã sử dụng phân bón công nghệ nano ít hơn 75% so với phân bón truyền thống.
“Do vậy, nếu chúng ta thực sự có thể cắt giảm 75%, điều đó thực sự có lợi cho cả tác động kinh tế và môi trường”, theo ông Su.
Hiện thành tựu khoa học mới này chưa sẵn sàng để sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, có những bằng chứng mạnh mẽ rằng "sự đổi mới của hóa chất nông nghiệp kích hoạt nano thể hiện một bước tiến đáng kể trong việc theo đuổi sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững", theo kết quả nghiên cứu.
Ông Su cho biết, các bước tiếp theo bao gồm làm cho phân bón công nghệ nano tiết kiệm chi phí, để cuối cùng nông dân có thể sử dụng nó trên quy mô lớn. Hiện các nhà khoa học đang thiết kế loại phân bón công nghệ nano sao cho an toàn và xanh, và ông hy vọng rằng sẽ có nhiều người nông dân sử dụng nó.
"Chúng tôi đang ở một thời điểm rất quan trọng. Nếu chúng ta có thể tăng hiệu quả của công thức nano... tôi nghĩ đó là con đường nên làm", theo ông Su.
Phân bón không phải là ứng dụng duy nhất của công nghệ nano. Ông Su cho biết, một trọng tâm chính khác của phòng thí nghiệm là phát triển công nghệ nano có thể loại bỏ chất gây ô nhiễm và độ mặn khỏi nước, giúp nước uống và nước tưới tiêu an toàn hơn.