Khi dân số toàn cầu vượt qua mốc 8 tỷ người, thế giới phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa: Có nhiều nguồn nhân lực hơn để nuôi sống chúng ta, tuy nhiên nguồn lương thực- thực phẩm của nhân loại vẫn chỉ được nuôi trồng trên cùng một diện tích đất, nếu không muốn nói là ít hơn.
Tại triển lãm điện tử tiêu dùng- CES 2023 (khai mạc ngày 5/1 tại Las Vegas, Mỹ), tập đoàn công nghệ nước chủ nhà John Deere (chuyên sản xuất máy móc nông nghiệp, thiết bị hạng nặng, máy móc lâm nghiệp, động cơ diesel, hệ thống truyền động được sử dụng trong thiết bị hạng nặng và thiết bị chăm sóc đồng ruộng) đang thúc đẩy một tương lai, trong đó nông nghiệp ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống cảm biến và công nghệ máy học để đáp ứng những nhu cầu đó.
Đứng trước thực trạng chung về nông nghiệp thế giới đang đứng trước thách thức biến đổi khí hậu, làm thay đổi các mùa vụ sinh trưởng và làm cho các kiểu thời tiết ngày một khó dự đoán hơn, thì rõ ràng là các mô hình trồng trọt của tương lai sẽ đòi hỏi một sự thay đổi triệt để.
Theo đó, bước đột phá mới nhất của tập đoàn John Deere nhắm vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể là công nghệ robot điều khiển bằng cảm biến có tên là ExactShot - được thiết kế để giảm tới 60% lượng phân bón sử dụng, tiết kiệm tiền cho nông dân và giảm lượng hóa chất dư thừa đi vào lòng đất.
Thay vì phun xịt một dòng phân bón đều đặn vào đất, phủ lên bề mặt các hạt giống khi chúng được gieo trồng thành hàng bằng máy móc, công nghệ ExactShot của John Deere sử dụng các cảm biến và robot để rải các đợt phân bón theo thời gian bao phủ từng hạt giống và để lại khoảng trống giữa chúng.
Hiệu quả đó có thể giữ lại lượng phân bón không cần thiết ra khỏi mặt đất, nơi nó có thể thúc đẩy sự phát triển của cỏ dại, thẩm thấu chất dinh dưỡng khỏi cây trồng hoặc chảy từ đồng ruộng vào các nguồn nước lân cận gây ô nhiễm.
Deanna Kovar, phó chủ tịch bộ phận sản xuất và hệ thống nông nghiệp chính xác của John Deere cho biết: “Độ chính xác chính là chìa khóa trong sản xuất nông nghiệp vì chúng tôi đang vận hành trên những cánh đồng lớn với mật độ cây trồng cao trên mỗi đơn vị diện tích. Kết quả là đúng theo nghĩa đen, chúng tôi xử lý được nhiều giải pháp khác nhau với mọi loại cây trồng trên đồng ruộng, thông qua thị giác máy tính và công nghệ máy học".
Theo ông Kovar, công nghệ bón phân mới mẻ này là ví dụ mới nhất về việc sử dụng "người máy và cảm biến để giúp nông dân trồng trọt nhiều hơn với ít chi phí hơn".
Đại diện tập đoàn John Deere cho biết, hệ thống ExactShot của họ sẽ được cung cấp cho nông dân kịp thời vụ gieo trồng vụ xuân năm nay.
Mặc dù nông nghiệp có thể không phải là điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới khi nói đến công nghệ, nhưng trên thực tế nó không có gì mới đối với công ty John Deere. Tập đoàn có trụ sở tại Moline, bang Illinois, được thành lập vào năm 1837, ngày càng tập trung vào công nghệ trong những năm gần đây. Tại CES năm ngoái, hãng này cũng đã cho ra mắt một thế hệ máy kéo hoàn toàn tự động.
Sau khi mua lại phần lớn cổ phần của công ty pin Kreisel, John Deere cũng nhân cơ hội triển lãm năm nay để thúc đẩy công nghệ EV, ra mắt máy xúc đào chạy bằng điện đầu tiên được thiết kế cho các công trường thành phố. Máy xúc được chế tạo để giảm cả ô nhiễm tiếng ồn và khí thải trên các công trường xây dựng. Tuy nhiên công ty cũng không kỳ vọng tạo được những chiếc máy kéo chạy bằng pin khổng lồ.
"Một trong những chiếc máy kéo cỡ lớn hơn của chúng tôi, chiếc 8R... nếu chúng tôi sử dụng pin để cung cấp năng lượng cho nó, thì pin sẽ có kích thước gấp đôi chiếc máy", ông Kovar nói.
Cũng được trưng bày tại gian hàng CES của John Deere là một máy phun thuốc kích cỡ lớn tích hợp công nghệ See & Spray của John Deere. See & Spray ra mắt vào mùa xuân năm ngoái, sử dụng hệ thống camera và nhận dạng hình ảnh để xác định sự khác biệt giữa cây trồng và cỏ dại để máy chỉ phun thuốc diệt cỏ lên cây trồng mà nó muốn loại bỏ, giảm việc sử dụng hóa chất.