| Hotline: 0983.970.780

Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

Chủ Nhật 24/03/2024 , 16:45 (GMT+7)

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Tiền Giang phát huy tinh thần '3 cùng' - 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'. Ảnh: Minh Đảm.

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Tiền Giang phát huy tinh thần "3 cùng" - “cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”. Ảnh: Minh Đảm.

Ngày 24/3, tại TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo hội nghị.

2 tâm, 1 dải, 4 hành lang kinh tế và 3 đột phá chiến lược

Ông Nguyễn Văn Danh, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang cho biết, tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1762, ngày 31/12/2023.

Nhiệm vụ đặt ra là đến năm 2030, Tiền Giang sẽ cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị. Là tỉnh có vị trí thuận lợi “trên bến dưới thuyền”, có vai trò kết nối quan trọng giữa vùng ĐBSCL với TP.HCM và vùng Đông Nam bộ...

Tỉnh Tiền Giang phấn đấu tự cân đối thu chi ngân sách. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 7,8-8%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng chiếm 41,5-43,5%, ngành dịch vụ chiếm 29,5-30%, ngành nông lâm thủy sản chiếm 21,5-23,5%. Tầm nhìn đến năm 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước…

Hơn 500 đại biểu đến tham dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang sáng 24/3. Ảnh: Minh Đảm.

Hơn 500 đại biểu đến tham dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang sáng 24/3. Ảnh: Minh Đảm.

Quy hoạch tỉnh Tiền Giang đã xác định rõ các định hướng, ưu tiên phát triển gồm “2 tâm, 1 dải, 4 hành lang kinh tế và 3 đột phá chiến lược”.

2 tâm, đó là trung tâm kinh tế biển Gò Công Đông - Tân Phú Đông và vùng sinh thái công nghiệp Tân Phước.

1 dải, đó là dải ven sông Tiền quy hoạch mới thành trục đô thị ven sông, chủ yếu phát triển du lịch.

4 hành lang kinh tế, đó là hành lang kinh tế theo tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, hành lang kinh tế dọc theo tuyến Quốc lộ 1, hành lang kinh tế theo tuyến đường bộ ven biển và tuyến Quốc lộ 50 và hành lang kinh tế dọc theo sông Tiền kết nối đô thị - công nghiệp với vùng ĐBSCL.

3 đột phá chiến lược, đó là tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại 3 vùng, hành lang kinh tế trọng điểm; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và phát triển nguồn nhân lực cao, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài.

Với mục tiêu huy động tối đa nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh Tiền Giang tập trung thu hút đầu tư theo hướng khai thác các thế mạnh. Trong nông nghiệp, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm hệ thống các doanh nghiệp, các khu nông nghiệp, các vùng sản xuất; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tương ứng với sản phẩm chủ lực về nông nghiệp và thủy sản.

Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang công bố danh mục 40 dự án mời gọi đầu tư ở các lĩnh vực: Phát triển đô thị, khu dân cư; thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp; kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường; nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư gần 53.000 tỷ đồng. Đặc biệt, Tiền Giang trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án, với tổng số vốn gần 17.000 tỷ đồng; trao Quyết định chủ trương nghiên cứu đầu tư cho 10 dự án khác với tổng số vốn khoảng 37.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang trao quyết định đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang trao quyết định đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Thủ tướng: Doanh nghiệp phát huy tinh thần ‘3 cùng’

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch là công tác rất quan trọng, có vai trò dẫn dắt định hướng cho phát triển nhanh và bền vững. Thời gian qua, cả nước đã tập trung cho công tác này.

Đến nay, quy hoạch cấp quốc gia đã có 3 cái; trong đó, quy hoạch tổng thể quốc gia được Quốc hội phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất quốc gia cũng được phê duyệt đang bổ sung, quy hoạch không gian biển quốc gia các cấp có thẩm quyền đang xem xét. Bên cạnh đó, còn có 1, quy hoạch vùng, 111 quy hoạch ngành, 109 quy hoạch tỉnh đã phê duyệt. Ngoài ra, còn 2 quy hoạch đang tiếp tục thẩm định, đó là TP.HCM và Hà Nội, 5 quy hoạch vùng cũng đang được thẩm định xong.

Theo Thủ tướng, quy hoạch của Tiền Giang cũng nằm trong tổng thể quy hoạch của quốc gia, quy hoạch vùng. Thủ tướng đánh giá, tỉnh đã cùng với các bộ, các ngành chuẩn bị công phu kỹ lưỡng cho quy hoạch này. Trong đó, chỉ ra các tiềm năng, khác biệt, cơ hội nổi trội để cạnh tranh, phát triển trong xây dựng quy hoạch.

Cũng theo Thủ tướng, Tiền Giang là nơi trung chuyển, kết nối các vùng ĐBSCL với TP.HCM cũng như Đông Nam bộ. Điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng có lợi thế có thể phát triển du lịch sinh thái, văn hóa. Bên cạnh đó, nguồn lực dồi dào, nhất là nguồn nhân lực với hơn 1 triệu lao động… là những lợi thế rất quan trọng của Tiền Giang.

Thủ tướng đặc biệt ấn tượng với việc quy hoạch đã định hướng, ưu tiên phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”. Trong đó:

1 trọng tâm: Huy động và sử dụng mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống là xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng; đột phá vào các động lực tăng trưởng mới là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, chống biến đổi khí hậu.

2 tăng cường: Tăng cường phát triển yếu tố con người theo hướng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; Tăng cường kết nối vùng, khu vực và quốc tế, thông qua kết nối giao thông, kết nối chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng.

3 đẩy mạnh: Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược, toàn diện, đồng bộ và bao trùm (giao thông, y tế, giáo dục, an sinh xã hội); Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phục vụ chế biến, chế tạo, nhất là các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân, tạo ổn định và phát triển…

Thủ tướng cũng hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã chọn Tiền Giang thực hiện dự án, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy sứ mệnh trên tinh thần “ba cùng” -  “cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”. Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác, đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch của tỉnh.

Thủ tướng nhắc nhở các doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư đúng quy định của pháp luật, thực hiện thật tốt văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động, tích cực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và luôn đồng hành, ủng hộ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh...

Các bộ, ngành phải giải quyết kịp thời, hiệu quả kiến nghị, đề xuất của Tiền Giang và người dân, doanh nghiệp cũng như phối hợp chặt chẽ để đánh giá thực trạng, có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tiết giảm chi phí... 

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các bộ, ngành và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được, tạo khí thế mới, động lực mới, niềm tin mới, thắng lợi mới cho Tiền Giang.

Mặt khác, tỉnh Tiền Giang phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn để nhân dân hiểu, nắm rõ thông tin, từ đó ủng hộ, làm theo quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm - Dân thụ hưởng”.

Thủ tướng tin tưởng, với truyền thống cách mạng, đà phát triển, sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, Tiền Giang sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới theo như Quy hoạch đã công bố.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm