| Hotline: 0983.970.780

XOAY TRỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐBSCL

Phát triển vùng nuôi tôm nước lợ bền vững

Thứ Tư 14/07/2021 , 06:01 (GMT+7)

Ở ĐBSCL đang phát triển nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả. Đặc biệt nghiên cứu sản xuất giống tôm chất lượng được chú trọng hàng đầu.

Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Cleanfoof-Sóc Trăng) đầu tư nuôi tôm công nghệ cao trong hệ thống ao nổi. Ảnh: HĐ

Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Cleanfoof-Sóc Trăng) đầu tư nuôi tôm công nghệ cao trong hệ thống ao nổi. Ảnh:

Thành bại từ tôm giống

ĐBSCL hạn, mặn liên tiếp đến sớm trong 3 năm qua . Đầu vụ, người nuôi tôm nước lợ bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Cùng lúc phòng chống dịch Covid-19 và đối phó tình hình xâm nhập mặn, dẫn đến năng suất, sản lượng tôm bị ảnh hưởng, nhất là một số khu vực nuôi tôm sú quảng canh.

Tuy nhiên đứng trước tình hình đó ở nhiều địa phương đã nhanh chóng tìm cách thích ứng trước biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo định kỳ cơ quan chuyên ngành thủy sản địa phương chú trọng công tác quan trắc để cảnh báo môi trường, dịch bệnh kịp thời khuyến cáo đến người nuôi tôm. Đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi.

Sau quá trình thực nghiệm các mô hình nuôi tôm hiệu quả, các Chi cục Thủy sản tại địa phương chuyển sang giai đoạn chuyển giao kỹ thuật để nhân rộng, như: Mô hình nuôi tôm thẻ 2, 3 giai đoạn, nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi công nghệ cao... và các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giúp người nuôi, doanh nghiệp giảm thiệt hại và chủ động sản xuất.

ĐBSCL là vùng trọng điểm nuôi tôm của cả nước. Trong năm 2020, tình hình sản xuất tôm nước lợ thật sự phục hồi. Xuất khẩu mặt hàng tôm khôi phục giúp cho chuỗi sản xuất tôm nước lợ tăng trưởng khá. Với diện tích nuôi tôm toàn vùng 680.848 ha, chiếm 92% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước (738.000 ha), sản lượng tôm nuôi đạt trên 782.600 tấn (cả nước 900.000 tấn).

Nuôi tôm trúng mùa đã mở ra cơ hội thuận lợi. Theo nhận định của Tổng Cục Thủy sản, bên cạnh nhiều mô hình nuôi tôm thích ứng BĐKH, người nuôi tôm ở ĐBSCL nhận thấy tầm quan trọng ngay từ khâu đầu tiên là chọn tôm giống. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành-bại từ lúc bắt đầu vào vụ thả nuôi. Từ đó đầu tư, chủ động sản xuất tạo nguồn cung tôm giống chất lượng.

Kiểm tra chất lượng tôm giống sạch bệnh. Ảnh: HĐ

Kiểm tra chất lượng tôm giống sạch bệnh. Ảnh:

Năm 2020, diện tích nuôi tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng-TCT) của nước ta 738.000 ha, nhu cầu tôm giống khoảng 130 tỷ con. Trong đó 100 tỷ giống tôm TCT và 30 tỷ giống tôm sú. Số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất tôm giống là 250.000 con (trong đó: 200.000 tôm TCT và 50.000 tôm sú). Cả nước hiện có 2.224 cơ sở sản xuất tôm giống (tôm sú: 1.537 cơ sở, tôm Tôm TCT 687 cơ sở), sản xuất được 130 tỷ con tôm giống (tôm sú 32 tỷ con, tôm TCT 98 tỷ con) bằng 100% kế hoạch.

Khu vực sản xuất tôm giống trọng điểm phần nhiều tập trung ở các tỉnh Nam Trung Bộ, hàng năm cung cấp 56% số lượng giống tôm cho nhu cầu nuôi tôm cả nước. Còn lại được sản xuất tại ĐBSCL như Bạc Liêu, Cà Mau và một số tỉnh phía Bắc. Hiện nay các vùng trọng điểm sản xuất tôm giống trong nước bước đầu làm chủ được các công nghệ sản xuất, hình thành được liên kết giữa vùng sản xuất và vùng tiêu thụ tôm giống, ổn định sản xuất.

Các Viện, trung tâm nghiên cứu thủy sản đang nỗ lực khắc phục điểm yếu hiện thời là nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chọn tạo tôm bố mẹ trong nước, vì hiện tại trong nước mới cung cấp được một phần. Làm thế nào hạn chế dần tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên.

Từ năm 2018 đến nay, mỗi năm Bộ NN-PTNT tổ chức ký Quy chế phối hợp trong quản lý giống tôm nước lợ giữa các địa phương. Kết quả cho thấy từ khi có Quy chế, việc cung cấp thông tin từ các địa phương sản xuất, cung ứng tôm giống đến các địa phương vùng tiêu thụ được kịp thời, giảm rõ rệt số lượng tôm giống không qua kiểm dịch, tôm giống kém chất lượng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống nước lợ tự nâng cao chất lượng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Phát triển tôm giống

Bạc Liêu được xem là một trong những tỉnh có diện tích cũng như sản lượng tôm nuôi lớn của cả nước. Tỉnh Bạc Liêu đang phát huy lợi thế, đầu tư phát triển sản xuất tạo nguồn cung con giống ra khắp các tỉnh trong vùng. Trong đó nhiều doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tại địa phương đang dần hiện thực hóa mơ ước “thủ phủ” tôm giống khu vực ĐBSCL.

Nuôi tôm ứng ụng công nghệ cao ở Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh

Nuôi tôm ứng ụng công nghệ cao ở Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh

Trong quá trình nuôi tôm, việc lựa chọn con tốt giống tốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ưu tiên cho hàng đầu quyết định cho cả quá trình nuôi tôm, đặc biệt là các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh.

Trong các mô hình nuôi tôm nước lợ, nuôi tôm siêu thâm canh áp dụng công nghệ cao phải tốn chi phí đầu tư rất cao từ 600 – 800 triệu đồng/ha, thậm chí lên đến 1 tỷ  đồng/ha. Vì thế, việc chọn tôm giống chất lượng tối ưu được xem là một trong những giai đoạn quan trọng nhất đối với các hộ nuôi. Ông Ngô Quang Hùng, nông dân nuôi tôm công nghệ cao tại xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải cho biết: Trải qua hơn 6 vụ nuôi liên tiếp thành công, tôi tự đúc kết bài học kinh nghiệm cho mình đó là việc lựa chọn con tôm giống chiếm vai trò quan trọng, chiếm khoảng 50 % yếu tố quyết định đến thành công cho cả vụ nuôi.

Theo ông Hùng, dù có công nghệ hiện đại, người nuôi tôm có giỏi và tích lũy kinh nghiệm dày dặn nhưng nếu tôm giống không đạt chất lượng thì khó đạt được năng suất cao. Tôm nuôi không thể phát triển tốt. Đã qua hơn 6 vụ ông Hùng luôn chọn những công ty giống chất lượng, có thương hiệu như C.P. hay Việt Úc…

“Nếu chọn được con giống tốt, quá trình nuôi tôm phát triển rất tốt, tôm ít bị nhiễm bệnh, nâng tỷ lệ thành công từ 85 – 90% cho cả vụ tôm nuôi”, ông Hùng chia sẻ.

Sản xuất tôm giống ở Bạc Liêu. Ảnh: TL

Sản xuất tôm giống ở Bạc Liêu. Ảnh: TL

Nhận rõ nhu cầu sử dụng tôm giống của người dân, nhiều năm qua các công ty sản xuất giống trên địa bàn đã mạnh dạng đầu tư nâng cấp và xây dựng thêm nhiều trại sản xuất tôm giống mới. Các công ty sản xuất, kinh doanh giống có thương hiệu gần như đều hiện diện trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH Tôm giống số 1, DNTN Kim Sa, Công ty TNHH Giống thủy sản Dương Hùng, Công ty CP Việt Úc, Công ty C.P Thái Lan.

Bên cạnh đó, Bạc Liêu có 80% số trại còn lại có quy mô sản xuất vừa phải chủ yếu sản xuất tôm giống theo hình thức hộ gia đình, năng lực tương đối, chủ yếu đáp ứng cho một bộ phận nông dân nuôi tôm theo hình thức thâm canh – bán thâm canh, quảng canh cải tiến, tôm - lúa...

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết, trong năm 2020, sản lượng sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt hơn 34 tỷ post, trong đó tôm sú đạt 12 tỷ con và tôm sú chân trắng 22 tỷ post, đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu người nuôi trong tỉnh, đồng thời cho các tỉnh trong khu vực.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có 23 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất 135.000 tấn/năm, sản lượng xuất khẩu gần 60.000 tấn/năm, Tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 600 triệu USD/năm. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đạt 785 triệu USD, với sản lượng đạt gần 75.000 tấn (trong đó, tôm đông lạnh đạt gần 72.500 tấn, thủy sản khác đạt 2.500 tấn), tăng 10% so với cùng kỳ.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.