| Hotline: 0983.970.780

Phi tập trung hóa trong quản lý

Thứ Sáu 14/01/2011 , 09:30 (GMT+7)

Như trong bài trước chúng tôi đã đề cập, trong quy hoạch hay kế hoạch quản lý khai thác phải lấy người dân làm chủ thể. Việc này từ trước đến nay ít diễn ra và thực tế cho thấy là người dân vẫn nói “chúng tôi đứng ngoài cuộc, chúng tôi không biết mình được hưởng lợi gì, mình làm thế nào…”. Quả thật là cấp cơ sở (cấp xã) việc quản lý được thực hiện trực tiếp từ UBND xã xuống hộ gia đình hoặc HTX. Rõ ràng là tập trung nhưng hiệu quả thì không được như mong muốn.

>> Kinh nghiệm xây dựng NTM

Nhóm nghiên cứu cho rằng, để khắc phục được điều này phải thực hiện phi tập trung hóa trong quản lý và khai thác nguồn lợi, lợi thế của địa phương mình. Trước đây, việc quản lý theo hệ thống như thế này: UBND tỉnh (Sở NN-PTNT) – UBND huyện (Phòng NN-PTNT hoặc phòng Kinh Tế) – xã (các ban nông nghiệp, kinh tế). Rõ ràng việc quản lý này không thấy bóng dáng của người dân và các tổ chức của họ như hội nghề nghiệp. Vì vậy cấp tỉnh phải vừa ủy quyền, vừa hướng dẫn; cấp huyện hướng dẫn, thẩm định và ra quyết định trao quyền; còn cấp xã hướng dẫn cụ thể đồng thời thiết lập một cơ sở pháp lý cho việc đồng quản lý giữa chính quyền và người dân mà đại diện là các tổ chức nghề nghiệp (tổ đội sản xuất, chi hội nghề nghiệp) đại diện cho họ.

Để thực hiện được việc này, trước hết phải thành lập các chi hội nghề nghiệp ở cơ sở khi cơ sở, địa phương đó chưa có hội nghề nghiệp. Sau đó sẽ tiến hành xây dựng phương án trao quyền, tiến hành xây dựng quy chế có ý kiến đồng thuận của người dân và chính quyền cấp xã, thẩm định phương án và các quy chế. Cuối cùng là UBND cấp huyện ra quyết định giao quyền cho hội nghề nghiệp ở cơ sở để thực thi.

Một số kết quả cụ thể nhóm nghiên cứu qua dự án Imola thu được: Người dân được đóng góp, trao đổi ít nhất 1 tháng/lần; năng suất sản suất của toàn huyện tăng 20%. Năng suất của người dân tăng 30%. An ninh và xung đột giữa người dân trong vùng khai thác nguồn lợi giảm 90-95%

Nhóm nghiên cứu cho rằng, điểm nổi bật của mô hình này là thay đổi được mô hình quản lý được coi là cũ kỹ hiện nay thành mô hình xã hội hóa dịch vụ công, phi tập trung hóa trong quản lý. Theo đó, sẽ hình thành nên hệ thống quản lý: Dưới UBND xã là Ban đồng quản lý (gồm UBND xã, các đoàn thể và chi hội nghề nghiệp). Ban này có trách nhiệm giao quyền, giám sát và thực hiện hỗ trợ cho chi hội nghề nghiệp, tổ đội sản xuất. Như vậy sẽ phát huy được hết khả năng và lợi thế của địa phương bằng việc đưa người dân vào cuộc và tránh được thất thoát.

TS Vũ Trọng Bình cho rằng, với việc trực tiếp thực hiện ở 22 chi hội nghề nghiệp tại Thừa Thiên – Huế bằng cách làm trên đã thay đổi được nhận thức và hành động của chính quyền và người dân, sản xuất được thực hiện trên những vùng quy hoạch được thiết lập, nghề nghiệp của người dân được quản lý bằng việc cấp thẻ hành nghề và được cộng đồng giám sát; những hoạt động phá hoại sản xuất, sản xuất không phù hợp với quy hoạch được bãi bỏ; tài nguyên và nguồn lợi được bảo vệ; dịch vụ công được nâng cao chất lượng; các quy định của Nhà nước được phổ biến một cách dễ dàng.

Và, điều quan trọng nhất là năng suất và hiệu quả sản xuất được nâng lên một cách rõ rệt và mỗi người dân thực sự thấy vai trò của mình trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập trên quê hương mình. Đó là một điều mà mục tiêu của nông thôn mới đang hướng tới. Vì vậy, đây là một bài học đáng được tham khảo. (Còn nữa)

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm