| Hotline: 0983.970.780

Philippines kêu gọi toàn dân ủng hộ kiện Trung Quốc

Thứ Năm 24/01/2013 , 08:58 (GMT+7)

Bộ Ngoại giao nước này kêu gọi người dân Philippines thể hiện tình thần yêu nước và hậu thuẫn cho quyết định đưa tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án LHQ.

Theo Đài RFI, ngày 23/1, báo chí Philippines cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã ra thông báo chính thức giải thích về quyết định đưa tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời kêu gọi người dân Philippines thể hiện tình thần yêu nước và hậu thuẫn cho quyết định của chính phủ.

>> Philippines đưa tranh chấp ở Biển Đông lên tòa LHQ

Sau khi phân tích cụ thể quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario công bố ngày 22/1, hãng tin GMA News đã trích dẫn nguyên văn thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh đến ý nghĩa bảo vệ chủ quyền đất nước từ động thái trên: "Nếu ai đó tự tiện xông vào nhà của ta, và tìm cách lấy đi một cách bất hợp pháp những gì của ta, thì liệu ta có thể không làm gì để chống lại kẻ xâm nhập hay không? Hành động của chúng ta là nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia và vùng biển của mình."

Bản thông cáo ngay sau đó đưa ra lời kêu gọi: "Mọi người dân Philippines nên đứng đằng sau Tổng thống để bảo vệ những gì là của chúng ta. Tất cả chúng ta đều nên đoàn kết nhất trí trước toàn thể thế giới để biểu thị vai trò lãnh đạo toàn diện của Tổng thống trên vấn đề này."

Theo ghi nhận của hãng GMA News, đơn khiếu kiện Trung Quốc của Philippines là một hồ sơ tổng hợp toàn bộ những lời phản đối của chính quyền Manila về các động thái bành trướng của Trung Quốc trong vòng 17 năm gần đây.

Ngoại trưởng Philippines Del Rosario cho biết Manila đã thông báo với đại sứ Trung Quốc về quyết định đưa vấn đề này lên tòa án theo Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Ông Del Rosario cũng cho biết đệ trình của Philippines nói rằng cái gọi là “đường chín đoạn” theo tuyên bố của Bắc Kinh, trong đó bao gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả vùng lãnh hải lẫn các đảo gần những nước láng giềng là trái pháp lý.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm