| Hotline: 0983.970.780

Phim Việt 2012 - Bình lặng "giấc ngủ đông"

Thứ Hai 31/12/2012 , 14:27 (GMT+7)

Cùng trò chuyện với diễn viên Quỳnh Hoa, đạo diễn Triệu Quang Huy và ca sĩ Tấn Minh để chia sẻ những vấn đề của điện ảnh Việt Nam trong năm 2012.

2012, không phải là một năm có nhiều sự kiện điện ảnh và những thành tựu đáng ghi nhận, cũng không phải một năm phim Việt đi “thi đấu” quốc tế một cách ồn ào và trở về nước “báo cáo” giải thưởng như một thủ tục, nhưng năm nay, rất nhiều phim thuộc dòng thương mại đã có được chỗ đứng riêng và được khán giả đánh giá cao, rời xa những yếu tố câu khách, rẻ tiền.

Cùng trò chuyện với diễn viên Quỳnh Hoa, đạo diễn Triệu Quang Huy và ca sĩ Tấn Minh để chia sẻ những vấn đề của điện ảnh Việt Nam trong năm 2012.


Diễn viên Quỳnh Hoa

Những dự án phim trong năm nay có vẻ im ắng hơn năm 2011, theo anh, chị thì tại sao?

Quỳnh Hoa: Tôi nghĩ đề tài vẫn là câu chuyện muôn thủa và vòng quay của kịch bản luôn luôn khiến nhà sản xuất phải đau đầu. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, tôi nhận được nhiều kịch bản hay, còn không biết chọn lựa ra sao để có thể toàn vẹn vì nhiều vai diễn tôi hy vọng sẽ tạo nên “thành tựu” cá nhân. Nhưng năm 2012 thì khác, số lượng kịch bản hay như “biến mất”, tôi lựa đi lựa lại mới đồng ý xuất hiện trong phim truyền hình “Hai phía chân trời”. Nói chung tôi nghĩ là một năm không có nhiều đề tài đa dạng.

Tấn Minh: Tôi không có điều kiện đi xem phim chiếu rạp nhiều, một phần vì công việc, và một phần cũng vì gia đình, không tiện. Thế nhưng tôi có thời gian xem phim truyền hình ở nhà. Tôi khá bất ngờ, lại thấy thích “Cầu vồng tình yêu”. Ban đầu tôi không thói quen xem phim tình yêu, trẻ trung, chỉ đặc biệt thích những bộ phim như “Ma làng”. “Gió làng Kình” ngày trước, nhưng giờ ít quá, có thời gian rỗi, xem “Cầu vồng tình yêu” lại đâm ra thích, thấy rất rõ hơi thở thời đại và không bị “vô duyên” như những phim tôi đã xem.

Đạo diễn Triệu Quang Huy:  Tôi nghĩ năm nay hay năm sau nữa, không phải là năm làm những thứ mang tính “bước ngoặt” hay hoành tráng, thương mại và đủ vốn để sống thôi là được, ý tôi là các dự án điện ảnh. Như anh thấy, mức độ đầu tư trong các sản phẩm thương mại cũng có mức độ, tôi biết nhiều dự án bị ngừng lại vì nhà sản xuất không cân đối được giữa đầu tư và nhìn được mức độ thu lại. Nhiều hãng phim chấp nhận hoà vốn hoặc doanh thu thấp để duy trì thương hiệu điện ảnh do họ sản xuất, vì nếu không xuất hiện, không ra được sản phẩm mới thì không khác gì một “công ty chết”. Tôi nghĩ năm nay chỉ dành cho phim thương mại hoặc “giả nghệ thuật” để “đánh lừa” tư duy của khán giả là chủ yếu, không có nhiều nội dung, hoặc ý nghĩa nhân văn của phim, tôi không hy vọng nhiều vào điều đó.

Những bộ phim cuối năm của Hollywood chẳng hạn, họ làm đề tài đơn giản hết năm này qua năm khác, đầu tư thấp, nhưng thu lại lợi nhuận rất đều, các ngôi sao vẫn có cát-xê cao, tại sao Việt Nam chưa có thị trường như vậy?

Quỳnh Hoa: Tôi không đồng ý với anh rằng Việt Nam không có thị trường. Việt Nam đã hình thành thị trường và là một thị trường rất Việt. Anh hay tôi không thể đòi hỏi Việt Nam phải giống Mỹ, Anh, Ấn Độ hay ngay bên cạnh chúng ta là Hàn Quốc, Thái Lan. Tôi cho rằng khán giả Việt Nam thích nhạc và phim như nhau, và rất chịu khó tìm hiểu những tác phẩm họ thích. Nhưng bản thân những nhà làm phim lại làm khán giả thất vọng rất nhiều. Tại sao không đẩy lên một mức đầu tư cao hơn và khiến khán giả bỏ nhiều tiền hơn để đi xem, mà lại ngày càng giảm tiền đầu tư và tìm mọi cách “năn nỉ” khán giả đến rạp để chứng kiến những thảm hoạ rẻ tiền?

Tấn Minh: Tôi có những nét đồng cảm nhất định với Quỳnh Hoa. Ở thị trường âm nhạc cũng có những hiện tượng tương tự. Năm 2009, 2010 được coi là năm đỉnh cao của các chương trình bán vé tại Hà Nội. Cứ có chương trình là hết vé, cháy vé, mặc dù vé giá cao và tổ chức rất luộm thuộm. Không kể đến những chương trình đỉnh cao mà chỉ những chương trình tạp kĩ cũng lãi lớn. Đâm ra người ta thấy làm tiền dễ quá. “Thiên đường” bán vé cũng từ đó qua nhanh và tình hình thị trường lại quay ra ảm đạm. Thời kỳ cách đây 2 năm, tôi thấy phim chiếu rạp bước đầu là một hình thức kinh doanh mới, mà trong 1 năm, có thể xuất hiện đến 10 phim chiếu rạp với những đề tài na ná nhau và khán giả không kịp trở tay. Những sản phẩm dở làm họ mất dần niềm tin và cái gì đến cũng phải đến.

Triệu Quang Huy: Trong năm nay, tôi chỉ thấy ấn tượng với “Scandal – Bí mật thảm đỏ” của đạo diễn Victor Vũ vì nó có nhiều yếu tố làm nghề rất khéo léo mà tôi có thể học hỏi. Tôi muốn làm một bộ phim ngắn đã ấp ủ từ lâu, và xem phim của các đạo diễn đàn anh đi trước cho tôi nhiều kinh nghiệm. Tôi cũng từng nghĩ không tốt về phim thương mại, nhưng sau này tôi thấy phim thương mại cũng có nhiều cái hay, nhiều cái rất “chất” và những đạo diễn làm phim thương mại trước tiên phải là người có đầu óc nghệ thuật sắc bén và tinh tế.

“Scandal” là một bộ phim được đánh giá như “bom tấn” Việt và dung hoà được cả về yếu tố câu khách, chất lượng của đạo diễn Victor Vũ. Bản thân các anh, chị có thấy phim nói đúng thực trạng giải trí ở Việt Nam bây giờ không?

Quỳnh Hoa: Câu trả lời thông thường nhất, đương nhiên là đúng phần nào thôi. Không làm quá thì không là phim, và tất nhiên không hấp dẫn, nhưng nếu khán giả có thể “ồ à” về nó, thì cũng không có nghĩa là showbiz không có những chuyện như thế, có những cái nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng có những cái khủng khiếp hơn.


Ca sĩ Tấn Minh

Tấn Minh: Từ lâu tôi nhận thấy tôi không phải là người của showbiz nên tôi cũng không nghĩ showbiz hiểm ác ra sao, nhưng tôi thấy tình tiết phim cũng hợp lý. Thực ra, cạnh tranh ở đâu cũng có, và cũng khốc liệt, tuy nhiên showbiz thì sự cạnh tranh cần trơ hơn và cần “dã man” hơn. Dù sao tôi thấy may mắn vì tôi có đường riêng, không phải khổ sở như các nhân vật trong “Scandal - Bí mật thảm đỏ”.

Triệu Quang Huy: Con mắt nhìn nghề của tôi đủ tỉnh táo để thấy Victor Vũ đang ở độ chín của nghề, các sắc thái, trường đoạn được anh ấy xử lý logic, cặn kẽ, đóng mở đàng hoàng nhưng vẫn là chuỗi kết nối liền mạch và làm khán giả không bị hụt hẫng từ đầu cho đến cuối bộ phim.

Một câu hỏi riêng cho anh Triệu Quang Huy, anh nghĩ đạo diễn làm phim hiện đại bây giờ cần có tố chất gì đặc biệt?

Triệu Quang Huy: Đạo diễn là một công việc mệt mỏi và có thể chết vì kiệt sức, chỉ những người trong nghề như chúng tôi mới hiểu được nỗi mệt nhọc của nhau, xin lỗi nếu tôi có nói “đao to búa lớn” quá. Diễn viên có thể được nghỉ, nhân viên đoàn có thể nghỉ, nhưng đạo diễn phải là một cái đầu luôn vận hành.

Đó là vấn đề chuyên môn, còn đạo diễn hiện đại ngày nay phải là một nhà tính toán, nhà “tính tiền” tài năng nữa. Không thể cứ bày ra và để nhà sản xuất đi dọn được. Phải mường tượng được phim mình làm sẽ tốn bao nhiêu thời gian, tiền của và mức độ thu lại ra sao. Có một kỷ niệm khi tôi về Việt Nam để làm clip cho ca sĩ Hoàng Hải, khi đó, tôi rất chưa hiểu rõ thị trường tại đây, mọi thứ đều bỡ ngỡ, và tôi ngay lập tức sa lầy vào bài toán tài chính. Ai cũng biết nếu phải làm ảnh hưởng đến dự định ban đầu, sản phẩm sẽ không như mong muốn. Nhưng tôi quay clip trong 9 ngày và ngày nào cũng phải đau đầu từ sáng đến tối để thay đổi liên tục kịch bản mà vừa mới tối hôm qua mình còn định làm. Chính vì vậy, một đạo diễn được làm nhiều vốn đã cũng khác đạo diên bàn giấy ở chỗ đó.

Liên hoan phim Quốc tế tại Hà Nội lần thứ 2 gây thất vọng với diễn biến và cách tổ chức, trong khi yếu tố chính là những bộ phim lại bị xem nhẹ. Các anh, chị có điều kiện theo dõi không?

Quỳnh Hoa: Trong Liên hoan lần này, bản thân tôi cũng dính đến những chuyện ngoài lề mà tôi không muốn nhắc lại, nhưng những vấn đề đó được mang ra khai thác cũng đủ để hiểu “vấn đề” của Liên hoan phim năm nay. Các tác phẩm được mang ra “thi đấu” cũng rất thiếu tinh thần và không tạo được dấu ấn.

Có thể nói, năm 2002 không phải đất của phim truyền hình, tuy nhiên, phần lớn những bộ phim điện ảnh ra rạp đều tạo được dấu ấn, có thể kể đến như “Thiên mệnh anh hùng, Lời nguyền huyết ngải, Cưới ngay kẻo lỡ, Scandal – Bí mật thảm đỏ, Mùa hè lạnh…”.

Song song, là một loạt phim được ví là “thảm họa điện ảnh”, trong đó có 2 bộ phim của đạo diễn Lê Hoàng là “Tối nay 8 giờ và Cát nóng”, ngoài ra, còn có “Giữa hai thế giới, Cảm hứng hoàn hảo…”, “giọt nước tràn ly” thực sự khi bộ phim “Bẫy cấp 3”… không được duyệt chiếu vì không phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Tấn Minh: Năm nay, Liên hoan phim được thực hiện tại Hà Nội nên tôi cũng có nhiều điều kiện theo dõi. Có thể các Liên hoan phim quốc tế trở thành xu hướng khá bình thường ở các quốc gia, nhưng tại Việt Nam, thì vẫn còn mới lắm. Tôi thấy, bỡ ngỡ cũng có, nhưng nhiều cái do chủ quan nhà tổ chức cũng có, nhiều khi người ta chỉ thấy vấn đề trong nội tại của một Liên hoan và không tính đến tinh thần “thi đấu” với nước bạn, về mặt tác phẩm.

Triệu Quang Huy:  “Thiên mệnh anh hùng” đạt giải cao là một điều đáng mừng của Victor Vũ và một năm thành công cho anh ấy, nhưng các tác phẩm của Việt Nam tham gia chưa cho thấy sự đồng đều. 12 bộ phim nước ngoài tranh giải năm nay có điểm chung là đều thuộc dòng phim nghệ thuật, đề cập các vấn đề của xã hội và con người.


Đạo diễn Triệu Quang Huy

Về phía Việt Nam, câu chuyện của 2 phim “Đam mê” và “Cát nóng” không phải không có giá trị nhân văn và mang ý nghĩa xã hội. “Đam mê” nói đến khát vọng theo đuổi ước mơ, hướng đến tính thiện trong cuộc sống. “Cát nóng” đề cập tới cuộc đấu tranh giữa hiện đại hóa và bảo vệ thiên nhiên. Nhưng cả hai bộ phim đã khiến nhiều người làm nghề cảm thấy “không vui” vì nhiều lí do, có thể vì cách kể chuyện vừa đơn giản, vừa ngô nghê phi lý, những mô típ nhân vật quen thuộc, chưa xem đã đoán trước kết cục. “Đam mê” không đủ “chất” để đọng lại dư vị. Còn “Cát nóng” thì tràn ngập những cảnh quay chết chóc phản cảm.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm