| Hotline: 0983.970.780

Phổ biến quy định SPS trong Hiệp định EVFTA, RCEP tại địa phương

Thứ Ba 04/06/2024 , 19:48 (GMT+7)

Trong tháng 6/2024, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp tỉnh Lạng Sơn, Phú Yên và Thái Bình tổ chức chuỗi hội nghị về các quy định và cam kết SPS.

Nhờ tuân thủ các quy định SPS, một số sản phẩm như mì ăn liền đã được EU bỏ tần suất kiểm tra tại cửa khẩu.

Nhờ tuân thủ các quy định SPS, một số sản phẩm như mì ăn liền đã được EU bỏ tần suất kiểm tra tại cửa khẩu.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, nội dung chính của các hội nghị là cập nhật thông tin về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) như EVFTA, RCEP.

Đồng thời, nêu rõ những quy định cụ thể của thị trường nhập khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc động thực vật, sản phẩm thủy sản, sản phẩm chế biến; Quy định về ghi nhãn, bao gói nông sản của thị trường và các vấn đề cần lưu ý liên quan tới tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

"Chúng tôi sẽ mời nhiều chuyên gia từ Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chất lượng - Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Thú y, Văn phòng TBT Việt Nam cùng một số cơ quan nghiên cứu để khuyến nghị giải pháp cụ thể, nhằm giúp doanh nghiệp, người dân thích ứng với quy định của thị trường nhập khẩu", ông Nam bày tỏ.

Trên cơ sở các bên liên quan cùng thảo luận, lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam hy vọng, các tác nhân trong chuỗi giá trị sẽ từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển giao thương và xây dựng được thương hiệu tại thị trường quốc tế. 

Theo dự kiến, trong tháng 6/2024, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị tại 3 tỉnh là Lạng Sơn, Phú Yên và Thái Bình. Trong số này, Lạng Sơn có thế mạnh về cửa khẩu, cũng là cửa ngõ xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Trung Quốc. Phú Yên là một trong những vựa thủy sản chính của cả nước, đặc biệt là cá ngừ. Còn Thái Bình là địa phương sản xuất lúa nổi tiếng tại Đồng bằng sông Hồng.

Chia sẻ thêm về nguyên do chọn phổ biến quy định SPS trong Hiệp định EVFTA và RCEP, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện là đối tác số một tại ASEAN của EU. Châu Âu từ xưa đến nay được xem là "khó tính". Việc tăng trưởng thương mại thông qua EVFTA là một minh chứng cho thấy chất lượng nông sản Việt ngày càng được nâng cao.

Còn với RCEP, đây là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với quy mô hơn 2 tỷ người tiêu dùng và chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Khối có 2/3 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Nhật Bản.

Từ năm 2022, Văn phòng SPS Việt Nam liên tục tổ chức các chuỗi hội nghị tại nhiều địa phương trên cả nước. Thông qua chương trình, doanh nghiệp, HTX và người dân có cơ hội được giải đáp những thắc mắc liên quan tới quy định SPS trong hoạt động xuất nhập khẩu.

"Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nông sản lại có tính mùa vụ. Việc hiểu chắc, nắm rõ các quy định quốc tế sẽ giúp người sản xuất, chế biến, kinh doanh, phân phối và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp giảm bớt phần nào rủi ro", Phó Giám đốc Ngô Xuân Nam chia sẻ.

Chương trình chi tiết các hội nghị mời quý độc giả xem tại đây.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.