| Hotline: 0983.970.780

Phòng, chống thiên tai còn nhiều lúng túng

Thứ Năm 29/03/2018 , 09:39 (GMT+7)

Một số bộ phận chính quyền, người dân nhận thức về công tác phòng chống thiên tai còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến tổ chức bộ máy, lực lượng, cơ sở vật chất ... nên lúng túng khi có tình huống thiên tai xảy ra.

 Có địa phương chưa có cơ quan chuyên trách về phòng, chống thiên tai.

Đó là những vấn đề đặt ra trong công tác phòng, chống thiên tai tại Việt Nam mà Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai hôm nay đặt ra. Hội nghị do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN – PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đang chủ trì.

Thủ tướng chủ trì hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai

Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phát biểu tại hội nghị đã chỉ ra những tồn tại hạn chế về công tác phòng, chống thiên tai cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc. Ông nói, ngoài những yếu kém tồn tại của một bộ phận chính quyền địa phương thì tình trạng dân làm nhà ở trong lòng sông, kênh, rạch, ven sông suối, khu vực có nguy cơ lũ quét sạt lở đất ngày càng gia tăng; nhiều công trình, cơ sở hạ tầng đã và đang làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai;

Quản lý sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ ở một số địa  phương chưa chú trọng đến lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai.

Ngoài ra, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai có diễn biến phức tạp hơn, cường độ của bão gia tăng; mưa do các loại thời tiết có xu thế tăng, xuất hiện nhiều hơn và diễn biến trái quy luật, làm gia tăng rủi ro thiên tai. Dân số gia tăng, quy mô xã hội, nền kinh tế ngày càng lớn, các hoạt động có nguy cơ rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nhiều hoạt động sử dụng nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mêkong, sông Hồng thiếu bền vững làm gia tăng thiên tai cho các nước hạ nguồn, trong đó có Việt Nam nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN - PTNT thì tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai còn nhiều bất cập, cần được chuyển biến mạnh mẽ để thực sự có hiệu lực, hiệu quả cao trong việc chỉ đạo các Bộ ngành, các vùng miền, địa phương xây dựng xã hội an toàn hơn trước thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Cơ quan giúp việc còn hạn chế cả về con người và cơ sở vật chất, công cụ phục vụ theo dõi, giám sát, tham mưu chỉ đạo, chỉ huy; nhất là tại cấp tỉnh, cấp huyện chủ yếu còn kiêm nhiệm; cấp xã công tác phòng chống thiên tai chưa được phân giao trong Luật Công chức...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến kiểm tra tình hình mưa lũ tại Ninh Bình hồi tháng 10/2017

Hợp tác quốc tế với các nước sông Mêkong, sông Hồng còn hạn chế trong sử dụng, chia xẻ thông tin về nguồn nước, điều tiết dòng chảy, xả lũ; việc phối hợp quản lý về ngư trường và tạo điều kiện tránh trú cho tàu thuyền khai thác trên biển và ngư dân khi xảy ra bão, ATNĐ còn nhiều bất cập;

Khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai còn rất hạn chế, nhiều nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu lý thuyết, khả năng ứng dụng thấp, chưa hiệu quả, chưa tiếp cận và đáp ứng yêu cầu hiện nay...

Hội nghị sẽ diễn ra trong cả ngày hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có bài phát biểu quan trọng. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng tham dự hội nghị và dự kiến sẽ có phát biểu tham luận, đề xuất, kiến nghị về công tác tổ chức, thực hiện phòng, chống thiên tai trong thời gian tới.

Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng Cục phòng, chống thiên tai thì vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại các khu vực ven sông, ven biển, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Cà Mau là khu vực tập trung đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế xã hội đang có tốc độ phát triển nhanh.

Hiện nay, trên cả nước hiện có 2.055 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 2.710 km, trong đó có 91 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm (sạt lở gây nguy hiểm trực tiếp đến an toàn đê điều, khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng) với tổng chiều dài 218 km; 735 điểm sạt lở nguy hiểm với tổng chiều dài 911 km; 1.229 điểm sạt lở còn lại với tổng chiều dài 1.581 km.

 

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.