| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa

Thứ Sáu 16/08/2019 , 06:40 (GMT+7)

Hiện nay, với hầu hết nông dân, việc nhận biết sự xuất hiện của bệnh đạo ôn trên cây lúa khá dễ dàng.

Theo đó, trên lá, bệnh tấn công làm cho lá khô dần và chết, nên bệnh đạo ôn lá còn được gọi là bệnh cháy lá. Còn trên bông, bệnh đạo ôn thường tấn công ở cổ bông, làm cho cổ bông bị thối và gẫy ngang, nên bà con còn gọi là bệnh thối cổ gié.

15-54-04_34_te_2_mt

Ngoài ra, bệnh này còn làm cản trở việc vận chuyển dinh dưỡng từ gốc lúa lên để nuôi hạt, nên dễ làm cho hạt lúa bị lép lửng. Nếu cổ bông bị bệnh đạo ôn tấn công nặng, thì bông lúa sẽ bị lép hoàn toàn, làm giảm năng suất đáng kể khi thu hoạch.

Thông thường bệnh đạo ôn xuất hiện trên phần chóp lá, hoặc ở gần mép lá lúa. Vết bệnh ban đầu chỉ là những dấu chấm kim nhỏ màu xám, sau đó phát triển lớn hơn và kéo dài ra ở 2 đầu thành hình thoi. Xung quanh vết bệnh có viền màu nâu đậm, phần giữa màu xám tro.

Về kích thước của vết bệnh, tuỳ thuộc rất nhiều vào giai đoạn lúa bị nhiễm, mức độ kháng của giống, và các yếu tố về môi trường… Song, vết bệnh điển hình thường có chiều dài 1-1,5 cm và chiều rộng từ 0,3- 0,5 cm; khi nhìn vào giống như mắt én.

Để quản lý tốt bệnh đạo ôn, điều trước nhất cần làm là bà con nông dân phải thăm đồng thường xuyên, để theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh và phát triển của bệnh trên cây lúa, từ đó có biện pháp xử lý thuốc BVTV kịp thời và hữu hiệu ngay khi bệnh mới xuất hiện.

Vấn đề sử dụng thuốc hóa học là một giải pháp không thể thiếu trong việc phòng trị bệnh đạo ôn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi phun thuốc phòng trừ bệnh này bà con phải phun đúng kỹ thuật, sao cho tất cả các bộ phận của cây lúa – từ lá, thân đến bẹ lá và gốc lúa đều được tiếp xúc với thuốc thì mới đạt hiệu quả cao.

Còn đối với bệnh đạo ôn cổ bông thì bà con cần phải phun ngừa ở thời điểm trước và sau trổ. Khi bệnh đã biểu hiện triệu chứng trên cổ bông thì việc phun thuốc không còn hiệu quả. Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, khi phun thuốc trừ bệnh đạo ôn, bà con nông dân không nên pha trộn với các loại phân bón lá, để tránh làm cho bệnh bộc phát mạnh hơn.

Trong vấn đề sử dụng thuốc hóa học, bà con nên phun luân phiên các loại thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn với nhau. Tránh sử dụng liên tục nhiều năm một hoạt chất nào đó thì sẽ làm cho bệnh dễ bị kháng thuốc.

Điều cần lưu ý là bà con không nên để ruộng lúa bị nhiễm bệnh nhiều rồi mới xử lý thuốc, mà phải phun xịt ngay khi bệnh vừa chớm xuất hiện. Ngưng bón phân đạm khi ruộng lúa bị bệnh tấn công và đảm bảo không để cho ruộng lúa bị thiếu nước khi cây lúa bị nhiễm bệnh. Phun thuốc phòng ngừa bệnh đạo ôn khi vết bệnh còn nhỏ.

15-54-04_33_te_1_mt

Nếu bệnh phát triển thành dịch, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông, thì phun thuốc đặc trị có tính lưu dẫn để đạt hiệu quả cao và kéo dài, cần tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc “4 đúng”, tức là đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật trong quá trình phun thuốc trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa.

Theo TS. Hồ Văn Chiến, nguyên Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam, do có nhiều tác nhân làm cho bệnh đạo ôn phát triển, nên để đối phó có hiệu quả với bệnh đạo ôn, ngoài việc sử dụng thuốc BVTV, bà con nông dân còn cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật, từ khâu chọn giống, đến kỹ thuật canh tác và bón phân chăm sóc lúa. Trong đó hai yếu tố quan trọng cần đặc biệt lưu ý là phải gieo sạ với mật độ vừa phải, và bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm.

Cụ thể, bà con nên sạ thưa từ 80 – 100 kg giống/ha sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Chế độ bón phân để cây lúa khỏe, tăng cường khả năng phòng chống bệnh là bón đúng thời điểm sinh trưởng của cây lúa và đủ liều lượng.

Cụ thể, giai đoạn trước khi gieo sạ, bà con nên bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, với lượng bón 100 – 160 kg/ha.

Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ, bón thúc 1, phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 100-150kg/ha.

Giai đoạn 18-22 ngày sau sạ, bón thúc 2, phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 120-150 kg/ha.

Giai đoạn 38-42 ngày sau sạ, bón thúc 3, phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 80-100 kg/ha.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm