| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ bệnh xoăn vàng lá đu đủ

Thứ Sáu 27/05/2016 , 07:10 (GMT+7)

Ở Việt Nam, bệnh xoăn vàng lá rất phổ biến trên cây đu đủ, đặc biệt bệnh thường nặng ở những vùng trồng nhiều và trồng liên tục, vùng có khí hậu nóng và khô hạn.

Bệnh đã làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng đu đủ. Những vườn bị nhiễm bệnh sớm, khi cây còn nhỏ có thể không cho thu hoạch. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều nhà vườn vẫn chưa rõ nguyên nhân và cách khắc phục.

Tác nhân gây bệnh: Do một số loài virus gây ra. Các virus này có tên Papaya Mosaic Virus (PapMV), Papaya Ringspot Virus (PRSV)...

Cách lan truyền và nguồn bệnh: Tác nhân gây bệnh là do virus cho nên phải có vật trung gian (các vector) mang và truyền bệnh thì bệnh mới được phát sinh và phát tán (các vector như rệp, hoặc một số loài sâu chích hút khác…).

Rệp mang virus từ cây bị bệnh rồi truyền sang cây khoẻ. Con người cũng có thể làm virus lây lan trong quá trình trồng và chăm sóc. Trong tự nhiên, virus có thể tồn tại trong nhiều loại cây hoang dại… Chính vì vậy nguồn bệnh trong tự nhiên rất lớn, nên khả năng lây lan phát dịch luôn thường trực.

Triệu chứng bệnh và tác hại: Tùy loài virus, tùy thời tiết và giai đoạn cây bị nhiễm mà thời gian phát bệnh và triệu chứng sẽ khác nhau.

Thông thường, khi bị nhiễm virus thì cây thường bị lùn, sinh trưởng và phát triển đều kém, lá có màu không đồng nhất vàng xanh lẫn lộn, bị khảm, có thể bị nhỏ, bị nhăn nheo, biến dạng...

Khi một cây bị nhiễm nhiều loài virus thì triệu chứng hỗn hợp. Khi bị nhiễm nặng thì cây ngừng lớn, có ra hoa nhưng không đậu quả, hoặc đậu trái rất nhỏ, biến dạng và bị sượng.

Giai đoạn cây nhỏ, nếu bị nhiễm virus càng sớm, thì thời gian ủ bệnh càng ngắn và cây phát bệnh càng sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm, do sức đề kháng cao hơn, nên cây phát bệnh muộn hơn.

Hiện nay loại thuốc phổ biến và có hiệu lực đối với các loại sâu chích hút là Comda Gold 5WG hoặc Saimida 100SL (chú ý phun nhiều nước và không trộn nhiều loại thuốc và phân bón để tránh hại cây).

Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn. Cây bị bệnh thường lùn và lá bị xoăn, khảm vàng nên khả năng quang hợp giảm, làm giảm hoa trái, vì vậy làm giảm năng suất và chất lượng. Nếu cây bị bệnh sớm sẽ không cho thu hoạch.

Phòng trừ: Bệnh do virus gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Việc phòng trừ bệnh virus cho đu đủ khá khó khăn so với cây trồng khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý bệnh khá hữu hiệu bằng cách quản lý con đường lây lan. Để quản lý được bệnh, chúng ta phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp mới đạt kết quả mong muốn. Các biện pháp đó là:

Vệ sinh chặt bỏ cây đu đủ già trong vườn, vệ sinh tàn dư những cây đu đủ hoang dại... Nếu được thì tránh trồng gần vườn đu đủ ở giai đoạn lớn, đặc biệt là giai đoạn già. Vệ sinh các loài cây dại quanh bờ, đặc biệt lưu ý kể từ giai đoạn đu đủ trong vườn ươm.

Sử dụng các giống đu đủ kháng sâu chích hút, và kháng virus.

Tránh làm xây xát cây trong quá trình trồng và chăm sóc.

Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi.

Tránh bón thừa phân đạm, tăng cường các loại vi lượng bằng cách sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu của cây.

Theo dõi thật chặt chẽ mật độ các loại sâu chích hút, đặc biệt là mật độ rệp để phòng trừ kịp thời. Chủ động phòng ngừa rệp giai đoạn vườn ươm, giai đoạn cây còn nhỏ cho đến giai đoạn có hoa (vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ).

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm