| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ sâu vẽ bùa hại bưởi, cam, quýt

Thứ Sáu 14/05/2021 , 08:46 (GMT+7)

Bưởi, cam sành, quýt hồng… đang bị nhiều loại sâu, bệnh tấn công làm ảnh hưởng về chất lượng và năng suất sản phẩm, trong đó sâu vẽ bùa rất đáng lo ngại.

Cam sành, cam xoàn, quýt hồng… là những cây có múi có diện tích trồng rất lớn, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Nhóm cây này có nhiều loại sâu, bệnh hại tấn công, gây nhiều tổn thất về chất lượng và năng suất sản phẩm, trong đó sâu vẽ bùa là một trong những côn trùng gây hại đang được quan tâm.

Sâu vẽ bùa có tên khoa học: Phyllocnistis citrella Stainton. Thuộc họ: Gracillariidae. Bộ cánh vẩy: Lepidoptera. Sâu vẽ bùa gây hại hầu như quanh năm nhất là khi cây ra đọt non, thường gây hại nhiều vào tháng 7, 8, 9.

Sâu vẽ bùa gây hại trên cây bưởi. Ảnh: Thành Tín.

Sâu vẽ bùa gây hại trên cây bưởi. Ảnh: Thành Tín.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SINH HỌC

-  Đây là loài bướm nhỏ, dài khoảng 2mm, sải cánh rộng từ 4-5mm. Thân có màu vàng nhạt, hơi có ánh bạc. Cánh trước có dạng hình lá liễu, gốc cánh màu xám nhạt, còn lại cánh màu trắng, hơi bạc ngã vàng, có hai vân dọc màu đen từ gốc cánh kéo dài đến giữa cánh, khoảng 1/3 về phía đầu cánh có một vân xiên hình chữ Y, đầu cánh có rìa lông khá dài màu đen. Cánh sau rất hẹp, thường có màu xám đen, hai rìa lông bên ngoài rất dài màu xám nhạt.

- Trứng hình bầu dục dẹp, rất nhỏ, khoảng 0,2 – 0,3 mm. Trứng mới đẻ trong suốt, sắp nở có màu trắng đục hơn ngả vàng. Thời gian ủ trứng từ 2 – 7 ngày.

- Sâu mới nở dài khoảng 0,5mm, thân màu xanh nhạt, gần như trong suốt, đầu màu nâu. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 4mm, màu vàng xanh, cơ thể không còn trong suốt. Mình sâu dẹp, có 13 đốt, hai đầu thon nhỏ, chân ngực và chân bụng đều thoái hóa, đốt cuối có hình ống dài. Giai đoạn chuẩn bị nhộng, cơ thể sâu không còn dẹp mà chuyển sang dạng hình ống màu trắng ngả vàng đục. Sâu có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 5 – 20 ngày tùy điều kiện ngoại cảnh.

- Nhộng dài từ 2 – 3 mm, hai đầu thon nhỏ, lúc mới hình thành màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu nâu vàng với một gai rất nhỏ trên đầu. Nhộng phát triển trong thời gian từ 7 – 15 ngày.

Quá trình hình thành sinh trưởng của sâu vẽ bùa. Đồ hoạ: Thành Tín.

Quá trình hình thành sinh trưởng của sâu vẽ bùa. Đồ hoạ: Thành Tín.

TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI

- Bướm ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Ban ngày bướm ẩn trốn trong tán lá cây, ban đêm bay ra hoạt động và đẻ trứng, mạnh nhất từ 19 – 21 giờ. Từ 12 – 15 giờ sau khi bắt cặp bướm cái bắt đầu đẻ trứng.

- Khoảng 85% số trứng được đẻ trong vòng 2 ngày đầu. Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá, trung bình 2 – 3 trứng trên một lá hay một chồi non. Phần lớn trứng tập trung hai bên gân chính. Bướm thích đẻ trứng ở những vườn cam, quýt dưới 4 năm tuổi.

- Sâu mới nở đục ngay vào dưới biểu bì là và tiếp tục đục ăn thành những đường ngoằn nghèo như đường vẽ trên các lá bùa nên sâu có tên gọi là “sâu vẽ bùa”.  Sâu sống bên trong đường đục và ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục. Lớp biểu bì khi mới bị tách khỏi lớp nhu mô thường trong bóng, do đó rất dễ nhầm lẫn với vệt chất nhầy của ốc sên để lại trên mặt lá khi di chuyển.

- Lá bị sâu tấn công sẽ quăn queo làm hạn chế rất lớn sự quang hợp, chồi non ngừng tăng trưởng. Ngoài ảnh hưởng trên, những vết thương do sâu đục trên bề mặt lá hoặc chồi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Citri phát triển mạnh, gây ra bệnh loét cho cây cam, sau cùng các chồi non sẽ bị hủy diệt. Lá cam, quýt hay chanh quăn queo, co rúm do sâu vẽ bùa tạo nên còn là nơi trú ẩn của nhiều loài sâu hại khác.

Các sản phẩm phòng trị hiệu quả sâu vẽ bùa trên bưởi, cam, quýt của Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC). Ảnh: Thành Tín.

Các sản phẩm phòng trị hiệu quả sâu vẽ bùa trên bưởi, cam, quýt của Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC). Ảnh: Thành Tín.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

  • Để phòng trừ sâu vẽ bùa hiệu quả cần cắt tỉa cành, phải cắt tỉa đồng loạt để giúp ra đọt non cùng lúc sẽ kiểm soát tốt sâu vẽ bùa.
  • Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy, khi cây ra lộc non là thời điểm thích hợp để sâu sinh sản cần phun thuốc ngay.
  • Khi ra đọt non nên phun các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học của Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC) như Comda Gold 5WG hoặc Comda 250EC, ngoài ra phải thường xuyên theo dõi thăm vườn để bảo vệ đọt non phát hiện kịp thời xử lý hạn chế sâu vẽ bùa tấn công.
  •  Những vườn thường chịu áp lực sâu vẽ bùa lớn có thể sử dụng thuốc trừ sâu Roninda 100SL là chất điều hòa sinh trưởng côn trùng, có tác động tiếp xúc, lưu dẫn và chuyển vị nhanh, xâm nhập nhanh qua mô cây, lá tác động lên hệ thần kinh giai đoạn ấu trùng (sâu), ngăn cản quá trình trao đổi Chitin, khiến côn trùng không thể hoàn thành vòng đời của mình.
  • Có thể pha chung Roninda 100SL với dầu khoáng SK EnSpray 99EC và các thuốc trừ sâu, bệnh khác.
  • Thời điểm phun:
  • +   Từ khi cây có mầm đọt non đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra hết thì ngừng phun, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày.
  • + Khi thấy trong vườn có xuất hiện bướm rộ thì phun,

Xem thêm
Hướng dẫn bón phân Văn Điển cho cây cà phê Tây Nguyên giai đoạn cuối vụ

Cây cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn cuối vụ cần được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển để phục hồi đất và cây sau thu quả, phục vụ canh tác bền vững.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?