| Hotline: 0983.970.780

Phụ phẩm nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý giá

Thứ Năm 27/10/2022 , 08:33 (GMT+7)

Với nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, không phải là chất thải.

Empty

Bình quân mỗi năm cả nước tổng khối lượng phụ phẩm trong nông nghiệp thải ra trên 156,8 triệu tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh

Nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, cũng là trụ đỡ của nền kinh tế giúp ổn định xã hội, nhất là trong thời điểm đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh vừa qua. Xuất khẩu nông, lâm thủy sản năm 2021 đạt mức cao kỷ lục trên 48,6 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% và phấn đấu đạt khoảng 55 tỷ USD trong năm 2022.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cũng gây phát sinh lớn phụ phẩm, khi quản lý không phù hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ.

Theo thống kê Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổng khối lượng phụ phẩm năm 2021 của cả nước là trên 156,8 triệu tấn, bao gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt chiếm 56,7%, 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi chiếm 39,1%, 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp chiếm 3,5% và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản 10,6%.

Empty

Phế phụ phẩm ngành trồng trọt ở Việt Nam có khối lượng lớn nhất trong tổng lượng phế phụ phẩm ngành nông nghiệp để tái tạo thành phân bón hữu cơ hữu ích cho cây trồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản phải được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải. Nguồn nguyên liệu này cần được xem là đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp. 

Giám đốc dự án Eco-Fair  Nguyễn Bảo Thoa, Viện nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp nông thôn Việt Nam VIRI, nhận định: Phế phụ phẩm ngành trồng trọt ở Việt Nam có khối lượng lớn nhất trong tổng lượng phế phụ phẩm ngành nông nghiệp. Phụ phẩm trồng trọt sau thu hoạch từ rơm lúa chiếm khối lượng lớn 42,8 triệu tấn, thân cây bắp 10 triệu tấn, rau quả 3,6 triệu tấn, thân cây mì 3,1 triệu tấn, trái giả đào lộn hột 3,1 triệu tấn và các loại khác 6,1 triệu tấn... Phụ phẩm từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt gồm: Vỏ trấu 8,6 triệu tấn, bã mía 3,5 triệu tấn, lõi bắp 1,4 triệu tấn, vỏ củ mì 1,3 triệu tấn và các loại khác là 2 triệu tấn. Thực trạng sử dụng phế phụ phẩm trồng trọt tỷ lệ phụ phẩm cây trồng (vỏ đậu phộng, thân bắp, rơm lúa, thân cây mì, củi… được thu gom, sử dụng chỉ chiếm 52,2%.

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Trong đó, tỷ lệ sử dụng rơm lúa chỉ 56,3% (cho các mục đích làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi, làm đệm lót sinh học cho vật nuôi, làm nấm rơm, phủ gốc cho cây trồng, lót các loại trái cây...). Hiện nay vẫn còn một số nơi, sau khi thu hoạch lúa xong nông dân có thói quen đốt rơm rạ ngay tại ruộng vừa gây ô nhiễm không khí, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Empty

Nông dân ĐBSCL tận dụng rơm rạ để ủ chất nấm rơm góp phần gia tăng thu nhập cho gia đình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong khi đó TS. Trịnh Quang Khương, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hiện nay sau các mùa thu hoạch lúa tại ĐBSCL thị trường thu mua rơm, đóng gói, vận chuyển và buôn bán rơm lúa ở vùng ĐBSCL ngày càng phát triển mạnh. Vụ đông xuân năm 2021 ở tỉnh Đồng Tháp, An Giang giá bán rơm khoảng từ 55.000-75.000 đồng trên 1.000 m2 ruộng, tương đương 400 đồng/kg, giá rơm cạnh đường giao thông liên xã là 15.000 đồng/bó, tương đương 1.250 đồng/kg.

Nếu vận chuyển xa thì giá bán rơm tại cơ sở sử dụng cho nuôi gia súc, làm nấm, làm vườn… khoảng 25.000 đồng/bó, tương đương 2.083 đồng/kg. Như vậy, người nông dân trồng lúa, ngoài thu lúa thì sau khi gặt xong còn có thể thu thêm bình quân 550.000 đồng/ha rơm nếu đem bán. Hằng năm phần sinh khối phụ phẩm từ các cây trồng chính như lúa, bắp, mía, rau các loại có thể cung cấp tương đương với khoảng 43,4 triệu tấn hữu cơ, 1,86 triệu tấn đạm urê, 1,68 triệu tấn supe lân đơn và 2,23 triệu tấn kali sulfat… Đây được coi là con số khổng lồ để bù đắp lại dinh dưỡng trong đất và sử dụng cho cây trồng trong canh tác nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.

Empty

Nông dân ở ĐBSCL mang rơm đi đốt bỏ ngay tại ruộng vừa gây ô nhiễm không khí, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuy nhiên, các phần dinh dưỡng này gần như bị bỏ phí và chưa có các cơ chế khuyến khích để tái sử dụng. Hiện nay trong quá trình sản xuất và thu hái, chế biến trái cây ở ĐBSCL, miền Đông Nam bộ… lượng hạt xoài, vỏ chuối, vỏ sầu riêng, vỏ mít… rất nhiều, nhưng nhiều nơi đang để lãng phí, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường.

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Bảng lương chi tiết viên chức năm 2025

Sau đây là bảng lương của công chức 2025 dự kiến áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Bảng lương này chưa bao gồm các phụ cấp.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.