| Hotline: 0983.970.780

Tạo nguồn lợi khổng lồ từ phụ phẩm nông nghiệp

Thứ Năm 23/12/2021 , 17:23 (GMT+7)

Với nguồn phụ phẩm lớn, các doanh nghiệp có thể nâng sản lượng phân hữu cơ từ 4 triệu tấn/năm lên 10 triệu tấn/năm, nông dân cũng có thể sản xuất hàng chục triệu tấn/năm.

Phần lớn phụ phẩm chưa được tận dụng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm năm 2020 trên cả nước là khoảng hơn 156 triệu tấn, bao gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (10,6%).

 Cánh đồng lúa đang phát triển tốt nhờ nông dân xử lý gốc rơm rạ bằng chế phẩm Sumitri ngay từ sau thu hoạch. Ảnh: Trần Trung. 

 Cánh đồng lúa đang phát triển tốt nhờ nông dân xử lý gốc rơm rạ bằng chế phẩm Sumitri ngay từ sau thu hoạch. Ảnh: Trần Trung. 

Kết quả các nghiên cứu cho thấy, lượng phụ phẩm trồng trọt có giá trị dinh dưỡng cao (45 - 70% tổng chất dinh dưỡng tiêu hóa) và có khả năng cung cấp lớn lượng calo (1662 - 2549kcal/kg chất khô). Do vậy, nếu ứng dụng các công nghệ phù hợp thì phụ phẩm trồng trọt trở thành các sản phẩm có giá trị chăn nuôi, dinh dưỡng cho đất và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 10% phụ phẩm trồng trọt được sử dụng làm chất đốt tại chỗ như ở lò gạch, đun nấu, 5% là nhiên liệu công nghiệp, 3% làm thức ăn gia súc,… Còn lại phần lớn phụ phẩm chưa được sử dụng và thải trực tiếp ra môi trường hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy.

Trước thực tế đó, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã vào cuộc để nghiên cứu, tìm các công nghệ để xử lý phụ phẩm trong nông nghiệp, đã có nhiều phương pháp được ra đời như sản xuất than, dầu sinh học, năng lượng, vật liệu aerogel, pin từ vỏ trấu; vật liệu xây dựng; phân ủ composite; trồng nấm, linh chi; đồ thủ công mỹ nghệ; xử lý nước thải chăn nuôi... Trong đó, có ứng dụng công nghệ sinh học xử lý phụ phẩm trong nông nghiệp.

Ông Phạm Xuân Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam cho biết: “Khó khăn xử khi lý là rơm rạ tươi chứa nhiều chất xơ cellulose khó hoai mục, thời gian phân hủy trong đất lâu nên khả năng thay thế nguồn dinh dưỡng như phân chuồng bị hạn chế. Ngoài ra, do không được phân hủy triệt để nên sau vụ canh tác màu gây khó khăn trong khâu làm đất, nguy cơ xuất hiện nhóm vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng. Nên khi cày, vùi rơm rạ xuống đất phải ít nhất sau 30 - 40 ngày mới cấy (sạ) an toàn. Vì vậy người nông dân vẫn lựa chọn giải pháp đốt bỏ là chủ yếu”.

Công ty Phương Nam nghiên cứu các sản phẩm theo hướng vi sinh để phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có chế phẩm Sumitri. Ảnh: Minh Sáng.

Công ty Phương Nam nghiên cứu các sản phẩm theo hướng vi sinh để phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có chế phẩm Sumitri. Ảnh: Minh Sáng.

Ngay từ năm 2012, Công ty Phương Nam đã bắt đầu nghiên cứu các sản phẩm theo hướng vi sinh để phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có chế phẩm Sumitri. Nhờ được tham gia khóa ươm tạo và hợp tác tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM (AHTP), nên chế phẩm vi sinh Sumitri do ông và đội ngũ cộng sự nghiên cứu có sự khác biệt so với các chế phẩm khác như nguồn giống vi sinh được phân lập và bảo quản giống gốc trong môi trường tối ưu nên giữ được hoạt tính sinh học bền vững.

Sản phẩm vi sinh nhân nuôi theo công nghệ phân tách bào tử, nên khả năng hoạt động rất tốt, bảo quản được thời gian dài. Ngoài ra, sản phẩm gồm nhiều chủng vi sinh tích hợp, có thể hoạt động cả trong điều kiện hảo khí và yếm khí nên phù hợp với điều kiện của thực tiễn sản xuất.

Có thể sản xuất hàng chục triệu tấn phân hữu cơ/năm

Theo ông Phạm Xuân Hưng, do vi sinh vật trong chế phẩm sinh học được kích hoạt ngay sau khi được phóng thích ra ngoài môi trường, nên các chất hữu cơ nhanh chóng được phân hủy (rơm rạ chỉ mất từ 7 – 10 ngày, thông thường mất hơn 30 - 40 ngày). Vì vậy, tiết kiệm được từ 20 - 30% lượng phân bón cho vụ lúa tiếp theo. Đồng thời, giảm lượng thuốc BVTV từ 3 - 4 lần/vụ, tăng hiệu quả kinh tế từ 4 - 6 triệu/ha. Ngoài ra, vi sinh vật có thể hoạt động trong điều kiện nước nhiễm phèn, mặn nên có thể phân hủy rơm, gốc rạ thành nguồn thức ăn cho tôm sau khi thu hoạch lúa trong canh tác lúa tôm. Bên cạnh đó, chế phẩm còn có thể dùng để ủ phân hữu cơ từ các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt như thân cành thành long, ngô, khoai, vỏ cà phê,… với thời gian ủ rất nhanh.

Sản phẩm Sumitri sẽ phân giải nhanh các chất hữu cơ như rơm, rạ, xác động, thực vật, chất thải nông nghiệp… thành chất mùn, chất dinh dưỡng (phân bón) giúp cây trồng dễ hấp thu, hạn chế hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ, cây lúa không bị vàng lá, nghẹt rễ. Ảnh: Minh Sáng.

Sản phẩm Sumitri sẽ phân giải nhanh các chất hữu cơ như rơm, rạ, xác động, thực vật, chất thải nông nghiệp… thành chất mùn, chất dinh dưỡng (phân bón) giúp cây trồng dễ hấp thu, hạn chế hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ, cây lúa không bị vàng lá, nghẹt rễ. Ảnh: Minh Sáng.

Sumitri rất dễ sử dụng, chỉ cần dùng 125g sản phẩm có thể trộn các loại phân bón, rải đều trên sào 360-500m2 ruộng ngay khi dập rạ lần đầu, không tốn nhiều công lao động. Sản phẩm sẽ phân giải nhanh các chất hữu cơ như rơm, rạ, xác động, thực vật, chất thải nông nghiệp… thành chất mùn, chất dinh dưỡng (phân bón) giúp cây trồng dễ hấp thu, hạn chế hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ, cây lúa không bị vàng lá, nghẹt rễ. Bộ rễ cây trồng phát triển tốt, cây sinh trưởng, phát triển khỏe. Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ trong những năm gần đây được Bộ NN-PTNT cũng như chính phủ rất quan tâm và đang khuyến khích bà con nông dân ở các vùng sản xuất nông nghiệp thực hiện.

“Ngay từ khi thành lập Công ty, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu các sản phẩm theo hướng vi sinh để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phù hợp theo xu thế hiện nay. Đặc biệt, dòng sản phẩm vi sinh phục vụ sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng sạch, an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn của VietGAP, GobalGAP cũng như sản phẩm hữu cơ. Chế phẩm vi sinh Sumitri hiện đang được tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước”, ông Hưng chia sẻ.

Theo ông Hưng, đến nay chế phẩm Sumitri của Công ty mới chỉ đáp ứng được 1 - 2% diện tích sản xuất lúa trên toàn quốc sử dụng để ủ rơm rạ làm phân bón. Hy vọng trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đồng hành với các địa phương trong việc xử lý rơm rạ nói riêng và các phụ phẩm trong nông nghiệp nói chung thành phân bón.

Nông dân đang dùng chế phẩm Sumitri để ủ phân hoai mục giúp bộ rễ cây trồng phát triển tốt, cây sinh trưởng, phát triển khỏe. Ảnh: Minh Sáng.

Nông dân đang dùng chế phẩm Sumitri để ủ phân hoai mục giúp bộ rễ cây trồng phát triển tốt, cây sinh trưởng, phát triển khỏe. Ảnh: Minh Sáng.

Trao đổi NNVN về vấn đề này, TS.Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, kiêm Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam đề nghị: Cần đẩy mạnh truyền thông để giúp nông dân và doanh nghiệp vào cuộc, biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, giảm phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phải hướng dẫn để nông dân biết những phụ phẩm mà mình đang có là gì, thực hiện quy trình nào để chế biến, có thể sử dụng vào mục đích gì hiệu quả…

Theo TS.Phụng, nếu làm tốt, có thể nâng sản lượng phân bón hữu cơ của các doanh nghiệp hiện nay từ 4 triệu tấn/năm lên 10 triệu tấn/năm. Đồng thời, người nông dân cũng có thể sản xuất được nguồn phân bón hữu cơ với sản lượng đạt hàng chục triệu tấn/năm.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, lượng chất thải từ lúa chiếm tới 50% chất khô. Nghĩa là cứ 1 tấn thóc thì lượng phụ phẩm từ lúa cũng tương đương 1 tấn, khoảng 10 - 12 tấn phụ phẩm/ha. Sản xuất 1 tấn ngô thì lượng phụ phẩm là 1,2 tấn thân ngô, 1 ha đậu phộng phát thải 11 tấn thân cây, 1 ha sắn phát thải 7 tấn ngọn và lá. Như vậy với diện tích trồng trọt hiện tại, ước tính lượng phụ phẩm trên cả nước trên 50 triệu tấn/năm.

Theo Cục Chăn nuôi, trong quá trình sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, tỉ lệ phụ phẩm của lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản là rất lớn. Mặc dù vậy, tỉ lệ phụ phẩm cây trồng (vỏ lạc, thân bắp, rơm lúa, thân cây mì, vỏ đậu tương, củi…) được thu gom, sử dụng chỉ chiếm 52,2%. Trong đó, tỉ lệ sử dụng rơm lúa chỉ 56,3% (cho các mục đích làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi, làm đệm lót sinh học cho vật nuôi, làm nấm rơm, phủ gốc cho cây trồng, lót các loại trái cây...). Thời gian qua, một lượng đáng kể rơm rạ được đốt ngay tại cánh đồng ở một số tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung gây ô nhiễm không khí, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, là hành vi bị cấm theo quy định về pháp luật môi trường.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm