| Hotline: 0983.970.780

Phú Quốc: Huy động cả giáo viên đi tranh chấp đất đai?

Thứ Bảy 13/06/2020 , 15:18 (GMT+7)

Thầy cô là những người dạy chữ, rèn người, khai mở ước mơ, định hướng tương lai cho con trẻ, không phải công cụ để chính quyền sử dụng trong tranh chấp đất đai.

Khu nhà Hiệu bộ của trường Cửa Dương 1 được xây trên đất tranh chấp.

Khu nhà Hiệu bộ của trường Cửa Dương 1 được xây trên đất tranh chấp.

Như NNVN đã thông tin, công trình nhà Hiệu bộ trường tiểu học Cửa Dương 1 được UBND huyện Phú Quốc phê duyệt xây dựng trên đất đang tranh chấp khiến người dân khởi kiện.

Nguồn gốc khu đất cũng đã được xác định bởi 2 bản án của TAND huyện Phú Quốc và TAND tỉnh Kiên Giang. Chủ tịch UBND xã Cửa Dương đã 2 lần thua kiện khi cho rằng khu đất trên là đất do xã quản lý.

Các thầy cô giáo được huy động đi rào đất, tranh đất

Các thầy cô giáo được huy động đi rào đất, tranh đất

Tuy nhiên, ngày 5/6, người dân tại xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bất ngờ khi thấy nhiều thầy giáo kéo đến điểm trường ông Lang để trồng trụ rào, bảo vệ điểm trường ông Lang vừa mới xây dựng.

Trong khi rào đất xung quanh nhà Hiệu bộ trường tiểu học Cửa Dương 1, các thầy cô giáo đã rào bít luôn cổng ra vào của một hộ dân đang sinh sống bên cạnh trường.

Người phụ nữ này đã phải quỳ để xin mở tạm một lối đi vào nhà

Người phụ nữ này đã phải quỳ để xin mở tạm một lối đi vào nhà

Việc này, khiến người phụ nữ chủ gia đình  phải ra quỳ lạy xin  để tạm một lối đi. Mặc dù dân quỳ lạy cầu xin nhưng lãnh đạo “tổ giáo viên cưỡng chế” của trường tiểu học Cửa Dương 1 vẫn cương quyết kêu các thầy giáo rào, vì cho rằng đó là đất công của điểm trường học Ông Lang.

Được biết, trước đó UBND xã Cửa Dương đã từng đưa lực lượng đến nhằm cưỡng chế khu đất này, trái với phán quyết của Tòa án nhưng không thành công.

Người dân phải lách qua bờ rào để ra ngoài

Người dân phải lách qua bờ rào để ra ngoài

Lần này, huyện Phú Quốc sử dụng đội ngũ giáo viên đi rào đất là một tiểu xảo nhằm đánh vào tâm lý của phụ huynh học sinh, hạn chế sự phản kháng xã hội. Giải pháp này khá hiệu quả đối với mục tiêu tranh chấp đất đai nhưng đổi lại giá trị mất đi quá lớn.

Bởi lẽ, giáo viên là nghề nghiệp cao quý. Thầy cô là những người dạy chữ, rèn người, khai mở ra những ước mơ, định hướng tương lai con trẻ, chứ không phải là công cụ cho chính quyền địa phương sử dụng để tranh chấp đất đai.

Thời điểm diễn ra sự việc cũng trùng lúc với học sinh cấp 1 của gia đình này vừa đi học về. Và em đã phải chứng kiến nhà mình bị các chính các thầy cô giáo rào bít lối đi.

Hình ảnh người mẹ quỳ gối xin mở lối vào nhà, trong khi các thầy cô kiên quyết rào lại chắc chắn sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm trí của đứa trẻ đang ngơ ngác đứng nhìn.

Đại biểu Quốc hội đề nghị Thanh tra Chính phủ làm rõ sai phạm trong việc xây trường trên đất tranh chấp ở Phú quốc

Đại biểu Quốc hội đề nghị Thanh tra Chính phủ làm rõ sai phạm trong việc xây trường trên đất tranh chấp ở Phú quốc

Gần đây, tình trạng vi phạm trong quản lý sử dụng đất tại Phú Quốc trở nên khá phổ biến, nhiều vụ việc nghiêm trọng đến mức Chính phủ phải chỉ đạo thanh tra. Trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vi phạm ở Phú Quốc.

Xem thêm
Hái trộm nửa tấn cà phê của chủ, hai anh em bị bắt

Gia Lai Được thuê đến vườn hái cà phê, hai anh em Đức và Việt đã lợi dụng lòng tin của chủ vườn, hái trộm gần nửa tấn cà phê đem giấu bán, lấy tiền tiêu xài.

Mở rộng vụ chuyến bay giải cứu: Thêm 3 cựu Phó Giám đốc Sở hầu tòa

Vụ án 'Chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2, có 3 cựu Phó Giám đốc Sở ở Thái Nguyên, Quảng Nam; 1 cựu cán bộ công an cùng nhiều bị cáo khác hầu tòa.