| Hotline: 0983.970.780

Phú Thọ: Hiệu trưởng Đinh Bằng My bị đề nghị truy tố tội dâm ô

Thứ Sáu 31/05/2019 , 10:24 (GMT+7)

Công an huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ án ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng trường phổ thông trung học nội trú Thanh Sơn, đến Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Thanh Sơn để đề nghị truy tố về tội dâm ô người dưới 16 tuổi theo khoản 2 điều 146 Bộ luật Hình sự 2015.

Lãnh đạo VKSND huyện Thanh Sơn cho biết đang hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đinh Bằng My theo quy định của pháp luật.  Tội dâm ô người dưới 16 tuổi của ông Đinh Bằng My được Công an huyện Thanh Sơn đề nghị truy tố với các tình tiết như sau: phạm tội với nhiều nạn nhân, thực hiện nhiều lần và nạn nhân là người được nuôi dưỡng, giáo dục. 

Ông Đinh Bằng My bị truy tố về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi

Theo cơ quan điều tra, khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến tháng 12/2018, ông Đinh Bằng My nhiều lần gọi các em học sinh nam đang học lớp 7, lớp 8, lớp 9 trường phổ thông trung học nội trú Thanh Sơn lên phòng làm việc của mình với các lý do nhắc nhở vi phạm, hỏi thăm tình hình học tập, hỏi thăm về gia đình. Tiếp đó, ông My đưa các em học sinh này vào giường ngủ trong phòng làm việc của mình, và thực hiện nhiều hành vi nhằm thỏa mãn dục vọng bản thân.

Kết luận điều tra của Công an huyện Thanh Sơn, mỗi lần thực hiện xong hành vi dâm ô, ông My thường cho các em ăn bánh kẹo, cho tiền từ 20.000 đến 50.000 đồng và dặn không được nói chuyện với ai. Khi bị xâm hại, các em học sinh này đều chưa đủ 16 tuổi. Hành vi của bị can phạm vào tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" quy định tại Khoản 2, Điều 146 Bộ luật hình sự.

Trong đó, hành vi của bị can Đinh Bằng My với học sinh Đ.T.Đ có video làm chứng cứ, tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, hành vi đó chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi" theo Điều 145 Bộ luật hình sự. Còn đối với lời khai của 3 học sinh Đ.T.Đ, T.V.T, L.V.H, quá trình điều tra không có tài liệu chứng minh, xác định nên không có căn cứ xử lý.

Xét thấy hành vi của bị can Đinh Bằng My là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của các học sinh, gây phản cảm rất lớn trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến ngành giáo dục nói chung, tình hình ANTT tại địa phương nói riêng. Do đó, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật để làm bài học giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.

Ông Đinh Bằng My, sinh năm 1961, thường trú tại phố Hạ Sơn, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết luận điều tra của Công an huyện Thanh Sơn cho thấy: quá trình điều tra, bị can đã tỏ ra ân hận, khai nhận rõ hành vi phạm tội của mình, gia đình có anh trai là liệt sỹ, trong công tác bị can đạt được nhiều thành tích, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng nhiều Bằng khen, Kỷ niệm chương… do đó cũng cần được xem xét hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm