| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Thứ Năm 09/07/2020 , 10:03 (GMT+7)

Sau hạn mặn nhà vườn phải cần quan tâm các yếu tố quan trọng như: Rửa mặn, phục hồi bộ rễ, hỗ trợ bộ lá phát triển, hoàn thiện bộ rễ và bộ lá.

Nhà vườn cần rửa mặn, phục hồi bộ rễ cây trồng, hỗ trợ bộ lá phát triển. Ảnh: Ngọc Trinh.

Nhà vườn cần rửa mặn, phục hồi bộ rễ cây trồng, hỗ trợ bộ lá phát triển. Ảnh: Ngọc Trinh.

Hiện nay, tình hình hạn, mặn ở một số địa phương của vùng ĐBSCL không còn gay gắt như trước, các đợt mưa chuyển từ mùa khô sang mùa mưa đã xuất hiện nhiều nơi, người dân đang bắt tay vào việc khôi phục vườn cây ăn trái.

Ông Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam cho biết, theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, mùa khô năm 2019-2020, tổng diện tích cây ăn trái ở ĐBSCL bị ảnh hưởng hạn, mặn khoảng 130.000ha bằng 39,1% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng.

Cụ thể, Tiền Giang 28.360ha, Bến Tre 12.35 ha, Long An 12.900ha, Trà vinh 12.350ha, Vĩnh Long 8.580 ha, Sóc Trăng 13.650ha...

Các chủng loại cây ăn trái bị ảnh hưởng là xoài, chuối, thanh long, dứa, cây có múi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít, vú sữa…trong đó, các cây ăn quả thuộc nhóm mẫn cảm với mặn (chịu mặn kém) bị thiệt hại nhiều nhất.

Sầu riêng là chủng loại cây ăn trái đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích tăng mạnh trong vài năm gần đây với gần 50.000 ha và trồng nhiều ở các tỉnh ĐBSCL như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng và TP. Cần Thơ... Sầu riêng được xếp vào nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn dưới 1 phần nghìn, đồng thời cũng là cây chịu hạn kém).

Chính vì vậy đợt hạn, mặn kéo dài từ đầu tháng 12/2019 đến nay đã làm nhiều vườn sầu riêng bị thiệt hại nặng nề về năng suất và sinh trưởng, phát triển của cây, biểu hiện qua cháy lá, rụng lá, rụng hoa, dẫn đến cây sầu riêng bị suy kiệt.

Hiện nay, nông dân trồng sầu riêng gặp nhiều khó khăn để khôi phục vườn cây. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, lượng mưa còn quá ít, không đủ để rửa mặn nên người nông dân cần chú ý khi chưa đủ nguồn nước ngọt để rửa mặn thì không tưới nước cho cây và đồng thời chọn sử dụng phân bón hợp lý để phục hồi vườn cây ăn trái.

Từ bài học kinh nghiệm của đợt hạn mặn năm 2015-2016 đã được rút ra ở nhiều nông dân trồng sầu riêng tại ĐBSCL, Công ty Behn Meyer xin chia sẻ lại những kinh nghiệm sau:

ĐBSCL đang bước vào mùa mưa, người dân đang bắt tay vào việc khôi phục vườn cây ăn trái. Ảnh: Ngọc Trinh.

ĐBSCL đang bước vào mùa mưa, người dân đang bắt tay vào việc khôi phục vườn cây ăn trái. Ảnh: Ngọc Trinh.

Rửa mặn cho đất

Thực hiện tưới ngọt cho đất liên tục từ 3-5 ngày (ngày tưới 2-3 lần, mỗi lần tưới từ 15-20 phút, tưới bằng béc phun) để giúp rửa trôi muối tích tụ trong đất. Sau đó tiến hành bón vôi 1kg/cây, tưới nước sạch để vôi tan trong đất, việc bón vôi nhằm để các Ion Natri (Na+) ra khỏi keo đất.

Phục hồi bộ rễ

Để phục hồi bộ rễ cho cây, sau khi hạn mặn đi qua, trời bắt đầu có mưa. Thời điểm này nhà vườn trước mắt là cần cải thiện cấu trúc của đất có độ dinh dưỡng để bộ rễ của cây nhanh phục hồi để hút dinh dưỡng. Để giúp tăng cường dinh dưỡng phân hữu cơ trong đất, bà con nông dân cần bón Growel 3-3-3.

Trong Growel 3-3-3 có hàm lượng hữu cơ hữu dụng cao, dễ dàng chuyển hóa dạng mùn. Sản phẩm được sản xuất với công nghệ đặc biệt của  Công ty Behn Meyer, nên hữu cơ cung cấp từ từ cho cây trồng sử dụng rất tốt.

Hỗ trợ bộ lá

Khi bộ rễ đã được cải tạo, khoảng 15-20 ngày sau khi sử dụng phân bón, bà con nông dân tiếp tục bón các dòng phân phức hợp của Công ty Behn Meyer như: Entec 20-10-10+3S hoặc Entec 24-8-7+2S tỷ lệ 80% và Novatec Premium tỷ lệ 20%.

Với công nghệ tích hợp bên trong mỗi hạt phân giúp hoạt hóa tiến trình sinh học bên trong cây nên giúp bộ rễ phát triển mạnh, đọt mập, chồi to, lá xanh, dày…từ các yếu tố đó giúp cây nhanh chóng phục hồi nhanh khỏe.

Hoàn thiện bộ rễ và bộ lá

Hỗ trợ dinh dưỡng qua lá với các chế phẩm Basfoliar Kelp chứa Amio acid, auxin kích hoạt bộ rễ phát triển mạnh + Fetrilion Combi hỗ trợ cây tăng cường  quang hợp, kích hoạt các tiến trình sinh học bên trong cây.

 

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.