| Hotline: 0983.970.780

Phục tráng giống lê Trà Lĩnh

Thứ Năm 04/09/2014 , 08:49 (GMT+7)

Cây lê được người dân huyện biên giới Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trồng từ rất lâu đời và đã già cỗi, dần bị mai một. 

Để bảo tồn và phát triển loại cây ăn quả đặc sản này, từ năm 2003 Sở KH-CN Cao Bằng phối hợp với huyện Trà Lĩnh đưa 5.000 cây lê giống về trồng tại 4 xã: Cao Chương, Xuân Hội, Hùng Quốc, Quang Hán đến nay đã có kết quả tốt, bởi cây sai quả và quả giữ được vị ngọt của giống lê Trà Lĩnh.

Vừa chuyển giao cây lê giống, các ngành chức năng còn tập huấn cho các hộ dân kỹ thuật chiết, ghép và chăm sóc cây lê. Từ đó, bà con nông dân có thể ghép mắt cây lê vào gốc cây mác cọt, để tạo ra gốc lê to khỏe và nhanh cho quả.

Được chuyển giao đầy đủ về kỹ thuật chăm sóc, chỉ sau 7 năm thực hiện dự án, nhiều hộ gia đình đã khôi phục được vườn lê truyền thống với chất quả thơm ngon, giữ đúng vị ngọt, mát và nhiều nước của giống lê Trà Lĩnh.

Riêng chị Triệu Thị Liên, xóm Nà Khoang, thị trấn Hùng Quốc, có 60 cây lê đang phát triển tốt và đã cho thu hoạch quả 2 năm. Cứ mỗi vụ, chị Liên thu khoảng 20 triệu đồng tiền bán quả, chưa kể số tiền bán cây giống.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.