| Hotline: 0983.970.780

Plastimula 1SL giúp lúa phục hồi hạn, mặn

Thứ Sáu 13/05/2016 , 13:10 (GMT+7)

Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến SX nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng. Vấn đề chủ động trong SX để hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi trên là điều hết sức cần thiết.

nh-ruong-doi-chung-su-dung-sn-phm-plstimun101410924
Ruộng đối chứng không phun Plastimula 1SL (Ảnh trái) và Ruộng có xử lý Plastimula 1SL giúp lúa trổ đều (Ảnh phải)

Theo các nhà khoa học thì bà con nên xuống giống khi độ mặn trên ruộng dưới 1 phần nghìn đối với ruộng chưa bị xâm nhập mặn. Còn đối với ruộng bị nhiễm mặn cần cày ải phơi đất sau đó bón vôi và vô nước khoảng 2 tuần rút nước ra đo pH thích hợp thì bắt đầu xuống giống. Một vấn đề bà con còn lưu ý đó là giúp cây lúa khỏe trước khi xuống.

Theo khuyến cáo của Phòng Chuyển giao kỹ thuật, Cty TNHH TM Tân Thành thì cây lúa khỏe có tỷ lệ nảy mầm đạt đến 99%, chiều dài rễ, chiều dài mầm ở mức vừa phải (chiều dài rễ 13,4mm, chiều dài mầm 3,5mm ở thời điểm 36 giờ sau ủ) giúp hạt giống không bị kết vào nhau, từ đó thuận tiện hơn cho việc gieo sạ bằng cả 2 phương pháp sạ tay hay sạ hàng và mầm lúa phải “mập” (có đường kính từ 0,9mm).

Trước đây, bà con thường chỉ quan tâm đến vấn đề tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa, nhưng đó chỉ là điều kiện cần. Hiện nhiều người đã chú ý nhiều hơn đến điều kiện đủ, đó là khả năng phát triển thành cây lúa hoàn chỉnh sau khi sạ và điều đó chỉ có thể thấy rõ khi cây lúa phát triển đến giai đoạn đẻ nhánh và mang bông hoàn chỉnh.

Tuy nhiên trong quá trình canh tác bị mặn xâm nhập thì bà con cần có biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng mặn lên cây lúa. Nếu ruộng còn đủ ẩm thì không cho nước vào ruộng hoặc cho nước vào khi ruộng có dấu hiệu khô (đất chưa nứt châm chim) sau đó tháo nước ra đưa nước mới vào vì để nước mặn lâu trên ruộng lúa sẽ làm độ mặn tăng lên.

Với nguồn gốc chiết xuất từ thảo mộc (than bùn, rễ, thân và lá cây xoài), Plastimula 1SL là một sản phẩm của tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nông dân có thêm công cụ hỗ trợ cho cây lúa có được sự khởi đầu tốt nhờ tính năng chuyên dùng xử lý giống, đồng thời giúp cây tăng cường sức sống, góp phần tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đạt năng suất, chất lượng cao. Plastimula 1SL còn là trợ thủ đắc lực cho bà con trong canh tác lúa trước những thách thức do thời tiết gây ra như hiện nay.

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như rải vôi, cung cấp dinh dưỡng bằng cách bón hay phun qua lá. Bên cạnh đó cần tăng cường sức chống chịu và giải độc cho cây lúa là biện pháp cần thiết.

Vụ HT sớm 2016, ruộng nhà anh Lý Hoàng Vũ ở ấp 1, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) lúa được 22 ngày thì bị mặn xâm nhập (độ mặn khoảng 1,5 phần nghìn) ảnh hưởng đến lá bị khô chóp lá và cây lúa phát triển kém. Sau khi phun Plastimula 1SL 7 ngày sau lúa phục hồi hoàn toàn và phát triển tươi tốt trở lại.

Sớm tín nhiệm và tâm đắc với Plastimula 1SL,  anh Nguyễn Văn Thông ở ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) kể, vụ lúa HT 2015 lúa được 21 ngày khi phát hiện ruộng bị mặn khoảng 3 phần nghìn, anh không cho nước vào ruộng nữa và sử dụng Plastimula 1SL từ 5 - 7 ngày/lần cho đến khi có mưa xuống (khoảng 39 ngày sau sạ), lúa phát triển tốt trở lại và đạt năng suất 790kg/công. Trong khi đó bà con xung quanh không sử dụng Plastimula 1 SL thì lúa bị chết và phải sạ lại.

Một trong những đám ruộng bị mặn xâm nhập mặn khá nặng, tưởng không thể nào cứu lúa, nguy cớ thất mùa là trước mắt.

Anh Trần Hoài Phong ở ấp Bờ Kinh, xã Hậu Thạnh, huyện Long Phú (Sóc Trăng) chia sẻ: “Vụ ĐX 2015-2016 khi phát hiện lúa bị ngộ độ mặn, cháy chóp lá khi đã trổ đều (độ mặn khoảng 4 phần nghìn) tôi sử dụng Platimula 1SL thì lúa phục hồi rất nhanh. Khi cuối vụ mằn lúa xong bán cho thương lái vợ chồng tính toán năng suất không tệ lắm, cũng có lãi”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm