| Hotline: 0983.970.780

PV GAS tiếp tục chấn chỉnh và tăng cường phòng chống Covid-19 trong tình hình mới

Thứ Năm 06/05/2021 , 17:11 (GMT+7)

PV GAS đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đề cao cảnh giác, nỗ lực tập trung cho công tác PHÒNG để giảm bớt hậu quả của giai đoạn CHỐNG.

Thực hiện các chỉ thị của Chính Phủ, Bộ Y tế, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các cấp chuyên môn về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã rà soát và tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm an ninh – an toàn cơ sở công trình khí, nhịp độ lao động SXKD cũng như tham gia bảo vệ cộng đồng dân cư.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn cả nước ngay từ đầu tháng 5/2021, nhằm ngăn ngừa triệt để rủi ro dịch bệnh ảnh hưởng đến người lao động, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của PV GAS;

Tiếp theo các yêu cầu, chỉ thị phòng chống dịch bệnh vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt, Tổng giám đốc TCT đã lập tức đề nghị các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên, các Ban, Văn phòng, Trung tâm, Ban Quản lý tòa nhà PV GAS Tower tiếp tục xiết chặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không lơ là mất cảnh giác, đồng thời đảm bảo tiến độ thực hiện Kế hoạch 2021 trên mọi lĩnh vực.

Ở tất cả các đơn vị của PV GAS đều thực hiện khai báo y tế nơi đi và đến đối với toàn thể CBCNV kể từ ngày 25/04/2021 cho đến nay. Đặc biệt các CBCNV đi/đến các tỉnh Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng… phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các cơ quan y tế địa phương và của Tổng công ty.

Đối với các CBCNV có nhu cầu thực sự cần thiết phải đi qua vùng dịch từ tháng 5/2021 bắt buộc phải kê khai y tế, phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu của ngành Y tế; chủ động thông báo cho đơn vị để lập các phương án phòng chống dịch theo quy định của các cơ quan y tế địa phương và của TCT… Việc kê khai y tế phải được duy trì và thực hiện cho đến khi có thông báo mới.

Tất cả các CBCNV chủ động theo dõi sức khỏe, thông báo cho cơ quan y tế địa phương và cập nhật ngay cho Ban/đơn vị khi có các triệu chứng bất thường, đặc biệt là các triệu chứng liên quan đến dịch bệnh Covid-19. CBCNV PV GAS gương mẫu thực hiện yêu cầu không tham gia/kinh doanh một số loại hình dịch vụ đã được tạm đóng cửa theo lệnh của Bộ Y tế để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Lãnh đạo các đơn vị PV GAS chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch bệnh thuộc phạm vi quản lý; nhận nhiệm vụ chỉ đạo chủ động xây dựng phương án làm việc từ xa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là đối với các trường hợp đi qua vùng dịch (nhất là trong thời gian nghỉ Lễ 30/4; 01/5 vừa qua) và khi dịch bệnh diễn ra trên địa bàn quản lý; Chủ động rà soát, cập nhật, hoàn chỉnh các phương án phòng chống dịch đã được xây dựng và phê duyệt để sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống của dịch bệnh Covid-19 xảy ra.

Tất cả các cơ sở, trụ sở, công trình khí đều tổ chức phun khử khuẩn định kỳ khu vực làm việc, khu vực có nhiều người sử dụng chung như sảnh đón khách, phòng họp, nhà vệ sinh, cầu thang bộ, buồng thang máy…; thực hiện đo nhiệt độ, khai báo y tế, yêu cầu khử khuẩn và đeo khẩu trang đối với khách và CBCNV khi vào/đến và làm việc.

PV GAS nghiêm túc thực hiện tạm dừng tổ chức các sự kiện, hoạt động hội nghị, hội thảo, các hoạt động thể dục thể thao chưa thật sự cần thiết; Với các sự kiện cần phải tổ chức thì phải giảm quy mô, tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong đó đặc biệt phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn….

PV GAS đặc biệt tăng cường cảnh giác với nguy cơ diễn biến khó lường và mở rộng dịch bệnh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện nghiêm ngặt theo kịch bản đã được xây dựng cho từng tình huống dịch bệnh; quyết liệt đảm bảo hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã đề ra.

Đặc biệt, PV GAS đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đề cao cảnh giác, nỗ lực tập trung cho công tác PHÒNG để giảm bớt hậu quả của giai đoạn CHỐNG. Vai trò người lao động chủ động, tự giác thực hiện; vai trò của tình đoàn kết – thống nhất và đề cao kỷ luật được tôn vinh hàng đầu trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm