| Hotline: 0983.970.780

PVFCCo 10 năm liên tiếp được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Thứ Ba 24/01/2017 , 13:33 (GMT+7)

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm thứ 10 liên tiếp.

Theo Bảng xếp hạng VNR500, năm 2016 PVFCCo tiếp tục giữ vững vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu trong nhóm ngành sản xuất và kinh doanh phân bón.

12-32-44_nh-my-dm-phu-my
Nhà máy Đạm Phú Mỹ
 

Bên cạnh đó, năm nay PVFCCo cũng lọt vào Top 50 doanh nghiệp thành tựu (Top 50 Most Profitable Large Enterprises 2016) – Bảng xếp hạng mới của Vietnam Report nhằm mục đích vinh danh các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh và năng lực tài chính tốt, đặc biệt liên tục có lợi nhuận sau thuế cao trong 5 năm gần nhất.

Ông Dương Trí Hội, Phó Tổng giám đốc PVFCCo cho biết: Việc PVFCCo tiếp tục được tôn vinh là đơn vị dẫn đầu trong nhóm ngành sản xuất và kinh doanh phân bón trong Bảng xếp hạng VNR500 tạo thêm động lực để PVFCCo tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Hiện tại, PVFCCo đang phát triển các dự án, dây chuyền sản xuất phân bón, hóa chất hiện đại tiên tiến nhất như Nhà máy sản xuất NPK Phú Mỹ nhằm mục đích đa dạng hóa, hoàn thiện bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ.

12-32-44_cung-ung-phn-bon-phu-my-den-b-con-nong-dn
Cung ứng phân bón Phú Mỹ đến bà con nông dân
 

VNR500 là Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo mô hình của Fortune 500 dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Vietnam Report, được định kỳ công bố thường niên từ năm 2007. VNR500 đánh giá thứ hạng doanh nghiệp dựa trên tiêu chí cơ bản là doanh thu. Bên cạnh đó, các tiêu chí như lợi nhuận, tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng, quy mô lao động và uy tín truyền thông cũng được sử dụng như các nhân tố bổ sung để đánh giá.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo) tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, được thành lập theo quyết định số 02/2003/QĐ - VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí từ cuối năm 2007 và cổ phiếu DPM chính thức được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. HCM vào ngày 05/11/2007.

12-32-44_hot-dong-sn-xut-ti-nh-my-dm-phu-my
Hoạt động SX tại NM Đạm Phú Mỹ
 

Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty Cổ phần (tên tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation, viết tắt là PVFCCo), hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tổng Công ty đang quản lý, vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn/năm tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cung cấp cho thị trường khoảng 40% nhu cầu phân đạm. Bên cạnh sản phẩm truyền thống là Đạm Phú Mỹ, PVFCCo còn cung cấp các sản phẩm phân bón khác như NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, SA Phú Mỹ, tạo thành bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ chất lượng cao, giá cả hợp lý cho bà con nông dân. PVFCCo hiện cũng đang tích cực phát triển mảng hóa chất, phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu cả nước và khu vực trong ngành phân bón và hóa chất phục vụ dầu khí.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.