| Hotline: 0983.970.780

PVFCCo: Vững chãi tuổi 18

Thứ Hai 29/03/2021 , 21:27 (GMT+7)

Tuổi 18 được xem là giai đoạn tràn đầy năng lượng nhất. Đối với PVFCCo thì không chỉ như vậy, bởi tuổi 18 còn là chỉ dấu của sự trưởng thành phát triển vững chãi.

Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) đón tuổi mới sau quá trình tôi luyện bởi thử thách vô tiền khoáng hậu của đại dịch Covid-19.

Đó là chưa kể trong năm 2020 vừa qua, thiên tai lũ lụt hoành hành miền Trung, hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt diễn ra ở Tây Nguyên và Tây Nam bộ đã khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp như PVFCCo hết sức khó khăn khi nhu cầu vật tư nông nghiệp giảm mạnh, cung vượt cầu...

Tuy nhiên, với bản lĩnh và bề dày kinh nghiệm, sự chuẩn bị kỹ càng và hoàn toàn chủ động ứng phó nên PVFCCo đã vượt qua thách thức, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sản xuất, hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Năm 2020 nhà máy Đạm Phú Mỹ vận hành an toàn, ổn định vượt công suất thiết kế. Ảnh: Vũ Khôi.

Năm 2020 nhà máy Đạm Phú Mỹ vận hành an toàn, ổn định vượt công suất thiết kế. Ảnh: Vũ Khôi.

Và sau khi cẩn trọng đánh giá trên nhiều khía cạnh, PVFCCo đã quyết định tạm hoãn kế hoạch bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ trong năm 2020 và đồng thời đẩy công suất của Nhà máy lên mức tối đa để tận dụng thời cơ giá nguyên liệu giảm, tất nhiên vẫn phải đảm bảo máy móc, thiết bị hoạt động an toàn tuyệt đối.

Kết quả là Nhà máy đạt sản lượng cao chưa từng có trong suốt 17 năm hoạt động với hơn 866 ngàn tấn ure thành phẩm, trên công suất thiết kế sau khi đã được nâng cấp là 800 ngàn tấn.Trong các nguyên nhân giúp PVFCCo làm nên kỳ tích ở tuổi 17 vừa qua, việc nắm bắt và tận dụng được cơ hội một cách nhạy bén có lẽ là điểm nổi bật nhất. Như đã biết, đối với một doanh nghiệp khâu sau của ngành Dầu khí, giá dầu giảm là lợi thế do giá nguyên liệu đầu vào giảm.

Đó rõ ràng là một cơ hội vàng, tuy nhiên việc tận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất lại là câu chuyện khác, tùy vào bản lĩnh của doanh nghiệp.

Cũng trong năm 2020, nắm bắt thời cơ nhiều nhà sản xuất phân bón trên thế giới tạm ngưng xuất khẩu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu của ngành nông nghiệp trong nước, PVFCCo đã nhanh nhạy ký kết và thực hiện các đơn hàng xuất khẩu với khối lượng 71.000 tấn phân ure - lớn nhất từ trước tới nay.

Những thành công đó của tuổi 17 đã xây đắp nền tảng thêm vững chắc, là động lực, niềm tin mạnh mẽ để PVFCCo bước sang tuổi 18 thăng hoa hơn về mọi mặt.

PVFCCo thực hiện các đơn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn nhất từ trước tới nay

PVFCCo thực hiện các đơn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn nhất từ trước tới nay

Với Slogan “Cho mùa bội thu": Suốt từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, PVFCCo luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư để tạo ra những sản phẩm phân bón chất lượng cao, góp phần cùng bà con nông dân tạo nên những vụ mùa bội thu trên các cánh đồng, trang trại, vườn cây. PVFCCo coi việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường là điều kiện tiên quyết đối với sự sống còn của Tổng công ty.

Hiện tại, PVFCCo đã có bộ sản phẩm phân bón khá toàn diện gồm Đạm Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, các công thức đa dạng của NPK Phú Mỹ, và gần đây nhất, PVFCCo đã đưa ra thị trường sản phẩm mới là Đạm Phú Mỹ + Kebo. Đây là sản phẩm phân đạm có bổ sung các chất vi lượng (TE) và chuyên dùng cho các cây cà phê, cây ăn quả, rau màu; giúp tăng cường khả năng ra hoa, đậu quả, tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất của bà con nông dân - vốn là một trong các mục tiêu chính mà PVFCCo nhất quán theo đuổi từ nhiều năm nay.

Đặc biệt là ngoài phân bón, PVFCCo còn khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, hóa phẩm chuyên dụng cho các Nhà máy trong ngành phân bón hóa chất, các nhà thầu dầu khí tại Việt Nam. Mức đóng góp về doanh thu và lợi nhuận của mảng hóa chất cho PVFCCo ngày càng tăng cao, giúp Công ty ngày càng cân bằng, bước đi bằng cả hai đôi chân “phân bón” và “hóa chất”, góp phần tạo nên vị thế vững chắc của PVFCCo như hôm nay.

Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, PVFCCo luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư để tạo ra những sản phẩm phân bón chất lượng cao, góp phần cùng bà con nông dân tạo nên những vụ mùa bội thu. Ảnh: Vũ Khôi.

Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, PVFCCo luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư để tạo ra những sản phẩm phân bón chất lượng cao, góp phần cùng bà con nông dân tạo nên những vụ mùa bội thu. Ảnh: Vũ Khôi.

Tuổi 18 của PVFCCo còn đáng trân quý ở chỗ, dù thuận lợi hay cả trong những lúc khó khăn thì tinh thần “Trách nhiệm, sẻ chia” của tập thể người lao động vẫn luôn được thể hiện như một sứ mệnh và trở thành nét đẹp trong văn hóa của PVFCCo.

Vào ngày 28/3/2003, Công ty Phân Đạm và Hóa chất Dầu khí (tiền thân của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo) chính thức được thành lập. Kể từ đó đến nay, PVFCCo đã góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp và kinh tế đất nước.

PVFCCo lên 18 tuổi cũng là hành trình từng ấy năm phụng sự cộng đồng qua biết bao chương trình an sinh xã hội, như xây dựng nhà Đại đoàn kết, trường học, bệnh viện, cầu nông thôn… ở khắp mọi miền trên cả nước, với tổng kinh phí lên đến cả ngàn tỷ đồng, góp phần đáng kể cải thiện điều kiện sinh sống, giáo dục, y tế của hàng vạn hộ nông dân trên toàn quốc.

Mới đây nhất, vào đầu năm 2021, trước tình trạng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, PVFCCo đã hỗ trợ khẩn cấp 500 triệu đồng cho tỉnh nhằm chung tay phòng chống dịch. Không chỉ vậy, PVFCCo đồng thời cũng lên kế hoạch phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương thực hiện các giải pháp giúp người dân phục hồi sản xuất sau dịch, chuẩn bị cho mùa vụ sắp tới như hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh để người dân có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống…

Có thể thấy, PVFCCoquan tâm tới công tác an sinh xã hội không thua kém gì so với nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh.

PVFCCo trao tặng 280 tấn phân bón Phú Mỹ hỗ trợ bà con bị thiệt hại do bão lũ năm 2020. Ảnh: Vũ Khôi.

PVFCCo trao tặng 280 tấn phân bón Phú Mỹ hỗ trợ bà con bị thiệt hại do bão lũ năm 2020. Ảnh: Vũ Khôi.

Bước sang tuổi 18, bên cạnh những thuận lợi thì PVFCCo còn đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức trước mắt như Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã qua vận hành trên 17 năm, tiềm ẩn nhiều rủi ro; giá cả của nguồn nguyên liệu khí đầu vào thường xuyên biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt; tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng nông sản, từ đó ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh phân bón của PVFCCo...

Song, với năng lượng tràn đầy của tuổi 18, với bề dày kinh nghiệm, sự từng trải cộng với bản sắc văn hóa PVFCCo được hun đúc suốt 18 năm qua, tin rằng PVFCCo sẽ tiếp tục gặt hái những thành công mới trong tuổi mới. Đặc biệt là sẽ thực hiện thành công bảo dưỡng sửa chữa lớn Nhà máy Đạm Phú Mỹ; khẳng định vị thế của NPK Phú Mỹ; cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới…

Chắc chắn rằng tuổi 18 của PVFCCo sẽ được tập thể người lao động nỗ lực ghi dấu bằng những điều tốt đẹp nhất!

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm