| Hotline: 0983.970.780

Quản chặt quy hoạch và mở rộng chế biến trái cam

Thứ Hai 20/02/2023 , 14:14 (GMT+7)

Không riêng gì trái cam, cần nghiên cứu công nghệ, thu hút đầu tư vào chế biến các mặt hàng trái cây thành nước giải khát để bảo quản, tiêu thụ với thời gian dài.

Đây là lần đầu tiên giá cam sành xuống đến mức thấp nhất, lại rất khó tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên, không riêng gì trái cam, thời gian gần đây, nhiều mặt hàng nông, thủy sản thường có mức giá rất thấp, nông dân phải chịu lỗ vốn rất nặng nề. Cảnh “trồng rồi chặt, chặt rồi trồng” hay điệp khúc “được mùa mất giá” cứ lặp đi lặp lại, phải chịu thiệt hại lớn nhất luôn là người nông dân. Tình trạng như thế thì “lỗi tại ai”?

09464058mot_diem_giai_cuu_cam_sanh_gia_re_tai_le_duong_o_tp_hcm-094640

Từng là trái cây rất có giá được săn đón, nay quả cam sành phải rơi vào cảnh phải "giải cứu. 

Quản lý quy hoạch và dự báo thị trường chưa tốt

Bài liên quan

Công bằng mà nói, thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương đúng đắn, các cấp, các ngành thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện theo quy hoạch, ngành chuyên môn cũng thường xuyên khuyến cáo nông dân không trồng trọt, chăn nuôi tự phát, phải thực hiện theo quy hoạch.

Tuy nhiên, giá hàng hóa luôn có sự biến động bất thường theo quy luật của kinh tế thị trường, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản lên xuống rất nhanh theo quy luật cung - cầu. Nông dân thường chạy theo lợi nhuận trước mắt, khi thấy mặt hàng nông, thủy sản nào giá tăng cao, lợi nhuận nhiều sẽ đổ xô trồng hoặc nuôi. Từ đó, khi cung vượt cầu thì đương nhiên giá sẽ xuống thấp.

Để không lặp lại cảnh phải thường xuyên phải kêu gọi “giải cứu nông sản”, rất cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chủ trương của Đảng đã có, công tác quy hoạch cũng đã được thực hiện thường xuyên, chính quyền các cấp cũng đã có kế hoạch chỉ đạo, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, giúp người dân sớm thoát khỏi cảnh khó khăn do phải loay hoay tìm lối ra cho mình.

Empty

Hiện nay, cam sành không chỉ được trồng với diện tích lớn ở ĐBSCL mà còn mở rộng ở các tỉnh phía Bắc. Ảnh: ĐT.

Bài liên quan

Để thoát khỏi cảnh lặp đi lặp lại như thế, cần phải có sự chỉ đạo tập trung hơn, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Phải có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, đặc biệt là mối liên kết giữa nhà nước – nhà nông – nhà doanh nghiệp và nhà khoa học. Trong mối liên kết đó, công tác quản lý của Nhà nước luôn đóng vai trò quyết định quan trọng, chỉ có Nhà nước mới thực hiện được việc chỉ đạo điều tra, khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản cũng như dự báo tình hình trong thời gian tới để có sự chỉ đạo tập trung.

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thời gian qua, là một nước sản xuất nông nghiệp nhưng mỗi năm phải nhập một lượng rất lớn rau củ ở nước ngoài về mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Đây là một vấn đề cần phải suy nghĩ, trong khi nông dân trong nước thì sản xuất ra lại khó tiêu thụ, thậm chí có lúc không thể tiêu thụ do sản xuất "cung vượt cầu" ở một mặt hàng nào đó.

Điều này do nông dân không thể biết được khi nào thị trường cần mặt hàng nông, thủy sản với số lượng bao nhiêu để tính toán sản xuất cho phù hợp. Còn các ngành chuyên môn làm công tác tham mưu sẽ tính toán được qua điều tra, khảo sát để biết được thời điểm nào, mặt hàng nào, cần tiêu thụ với số lượng bao nhiêu để quy hoạch cho nông dân thực hiện.

z4121411745979_6ef68049697f587fe03cbe037b211f28

Khi lợi nhuận cao, cây cam sành được người dân ồ ạt trồng trên cả đất lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Minh Đãm.

Hơn nữa, hiện nay, mạng lưới siêu thị và hệ thống Bách hóa xanh đang phát triển mạnh, đây là điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt mức độ tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản hàng ngày, hàng tháng, hàng năm mỗi loại với số lượng là bao nhiêu, chỉ cần có cơ chế ràng buộc chặt chẽ sẽ thực hiện được vấn đề trên. Tuy nhiên, để các mặt hàng nông, thủy sản vào được siêu thị, cửa hàng Bách hóa xanh thì đòi hỏi các nhà khoa học phải vào cuộc để hướng dẫn nông dân sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy định, đây là xu hướng tất yếu khi xã hội ngày càng phát triển, ai cũng muốn ăn, uống phải bảo đảm cho sức khỏe của mình.

Mở rộng chế biến cho trái cam

Bài liên quan

Trở lại vấn đề cây cam, tại sao phát triển ồ ạt ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long mặc dù đã được khuyến cáo từ rất lâu nhưng thực tế vẫn diễn ra. Đó là ngoài lợi nhuận trước mắt, nhiều hộ dân không còn cách lựa chọn nào khác. Cụ thể như trong một khu vực, xung quanh đều trồng cam, người có đất ở giữa thường cũng phải theo xu thế lên liếp trồng cam, vì vậy nhiều nơi trước đây là cách đồng lúa nay đã trở thành “cánh đồng cam”.

Với những hộ dân không có điều kiện để trồng cam, họ cũng không thể sản xuất lúa vì không có máy phục vụ cho việc sản xuất và thu hoạch khi lúa chín, nếu chỉ sản xuất lúa với diện tích nhỏ thì cũng bị chim, chuột phá hoại và đặc biệt là rất khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước, đây cũng là vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ nông dân thời gian qua ở nông thôn.

Ở Vĩnh Long, nhiều nông dân trong thế đất bị xen kẹt giữa những cánh đồng cam đã chọn cách khác như trồng dừa (đây là cách lựa chọn của nhiều người), nhưng họ cũng sợ lại dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và giá dừa cũng luôn ở mức thấp trong thời gian gần đây.

z4121411722115_525ad61486db6751cfbfbddde609d2ef

Việc quản lý quy hoạch đất nông nghiệp cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong quá trình chuyển đổi sản xuất. Ảnh: Minh Đãm.

Bài liên quan

Đã đến lúc phải đổi mới mạnh mẽ cách quản lý từ khâu quy hoạch đến sản xuất, cho đến khi mặt hàng nông, thủy sản đến tay người tiêu dùng, phải quản lý chặt chẽ tất cả các khâu, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để sự liên kết "bốn nhà" mang lại hiệu quả thiết thực.

Đây cũng là xu thế tất yếu khi nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nếu không thực hiện tốt, sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm hàng hóa, trong đó có hàng nông, thủy sản.

Cây cam phải được quy hoạch trồng với quy mô hợp lý, sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ chế biến, có thể chế biến thành nước giải khát để bảo quản, tiêu thụ với thời gian dài hơn khi trái cam khó tiêu thụ trên thị trường và cũng không riêng gì trái cam, còn phải tính đến nhiều loại trái cây khác như chế biến nước dừa tươi thay cho nước lọc cũng sẽ rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Không nên neo quả quá lâu

Bà Đỗ Thị Phương Khánh, đại diện HTX Cam sành Khánh Nhân ở ấp Thông Nguyên, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long) cho hay: Hiện nay, giá cam sành đã có khởi sắc hơn trước. Tại vườn, cam đẹp có giá từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Tại chợ, cam cũng có giá từ 7.000 - 8.000 đồng/kg. Cam có giá rẻ từ 2.000 – 3.000 đồng/kg là hàng dạt, quả thu hoạch từ các diện tích cây tơ (thu hoạch lứa đầu), cam chín quá lứa… Giá cam cũng đã nhích dần so với tuần trước. Hiện diện tích cam sành chưa thu hoạch tại địa phương cũng không còn nhiều. “Cam giải cứu hiện nay cũng không còn, nếu các vùng khác còn cũng rất ít”, bà Khánh nói.

Nói về nguyên nhân giá cam sành rớt thảm hại thời gian qua, bà Khánh cho biết, trước Tết Nguyên đán Quý Mão, cam sành cũng có giá khá cao từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, tuy nhiên người dân neo chờ giá. Do đó, sản lượng ùn ứ cục bộ từ trước Tết đến nay khiến giá giảm. Bà cũng khuyến cáo, cam tới đợt chín thì bà con nên bán, không nên neo trên cây vì ngoài việc làm suy kiệt cây thì sẽ tạo nên ùn ứ, chất lượng trái cam giảm, tiêu thụ không hết, giá giảm, ảnh hưởng cho những hộ dân có cam chín sau.

(MINH ĐÃM)

(Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Ôn, Vĩnh Long)

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.