| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 09/07/2020 , 07:07 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 07:07 - 09/07/2020

Quản lý ô tô bằng màu sắc biển số

Xe ô tô có mục đích kinh doanh vận tải phải đổi sang biển số màu vàng! Đó là quy định mới theo Thông tư 58, vừa được Bộ Công an ban hành

Xe ô tô có mục đích kinh doanh vận tải phải đổi sang biển số màu vàng! Đó là quy định mới theo Thông tư 58, vừa được Bộ Công an ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/8.

Theo số liệu của Cục Cảnh sát giao thông thì hiện nay có khoảng 1,7 triệu ô tô kinh doanh vận tải, bao gồm xe tải, xe khách và xe taxi. Nếu tính cả ô tô đang tham gia hình thức taxi công nghệ, thì lượng xe từ biển số màu trắng cần chuyển sang biển số màu vàng sẽ nằm ở mức 2 triệu chiếc. Thời hạn cuối cùng để hoàn thành cuộc thay màu trắng - vàng là 31/12/2021. Nghĩa là thị trường kinh doanh vận tải có 16 tháng chộn rộn và tốn kém.

Thử làm một phép tính đơn giản, với mức phí tối thiểu chuyển đổi từ biển số màu trắng sang biển số màu vàng là 100 nghìn đồng, thì nguồn lực tài chính trong cộng đồng sẽ mất đi ít nhất 200 tỷ đồng. Và đội ngũ cán bộ đang công tác ở những phòng đăng ký xe lại phải đối mặt với áp lực công việc bất thường. Chưa kể, những đơn vị taxi lẫn hộ kinh doanh cũng thêm một phen chạy ngược chạy xuôi.

Vậy thì, đổi biến số màu trắng sang biển số màu vàng có tác dụng gì, giữa giai đoạn cả nước đang nỗ lực chống chọi hệ lụy đại dịch Covid-19? Cục Cảnh sát giao thông cho rằng, nếu thực hiện thành công, thì đây sẽ là một cú hích tạo sự bình đẳng, thống nhất giữa các phương tiện kinh doanh vận tải trong cả nước, với 3 lợi ích lớn. Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý phương tiện kinh doanh vận tải. Thứ hai, tạo số liệu thống nhất, từ đó đánh giá về năng lực đáp ứng của cơ sở hạ tầng, có những giải pháp điều hành thích hợp. Thứ ba, tạo sự bình đẳng giữa các phương tiện kinh doanh vận tải. 

Bất kỳ văn bản pháp quy nào cũng có ngôn từ rất chuẩn mực và mục tiêu rất rõ ràng. Thế nhưng, quản lý phương tiện giao thông mà màu sắc của biển số lại có ý nghĩa then chốt ư? Nếu tìm kiếm sự bình đẳng và sự công bằng, thì tại sao phải nhìn vào màu sắc của biển số? Tất cả xe cộ khi lưu thông trên đường đều phải tuân thủ luật lệ và tín hiệu giao thông. Cùng một tuyến đường và cùng một loại xe, không lẽ biển số màu trắng được đi mà biển số màu vàng phải chọn lối khác? Cùng tuyến đường và cùng khung giờ đã có cảnh báo hạn chế xe khách và xe tải, thì biển số màu trắng hay biển số màu vàng có ý nghĩa gì?

Màu sắc biển số không phải công cụ để phân biệt đẳng cấp mỗi phương tiện giao thông. Và không thể trông cậy vào màu sắc của biển số để có thái độ xử lý thiên vị hơn hoặc khắt khe hơn, khi thực sự muốn xây dựng một xã hội văn minh thượng tôn pháp luật. Với loại xe được ưu tiên như xe cứu hỏa, xe cứu thương hoặc xe đám tang thì đã có tiêu chuẩn riêng, và ai cũng tôn trọng tuyệt đối. Bây giờ, công nghệ thông tin phổ cập khắp hang cùng ngõ hẻm, thì ý niệm dùng màu sắc biển số để quản lý phương tiện giao thông nghe chừng hơi lạc điệu và hơi khiên cưỡng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm