| Hotline: 0983.970.780

Quản lý sâu tơ trên rau họ thập tự

Thứ Tư 25/08/2010 , 11:02 (GMT+7)

Sâu tơ có tên khoa học là Plutella xylostella, họ Plutelidae, bộ cánh cứng Lepidoptera.

Sâu tơ có tên khoa học là Plutella xylostella, họ Plutelidae, bộ cánh cứng Lepidoptera.

Sâu tơ hại chính của cây họ thập tự ở cả vùng nhiệt đới cũng như vùng ôn đới. Sâu tơ cũng là loại sâu kháng thuốc nhanh nhất, chúng thường gia tăng mật số gây hại nặng trong mùa khô vào tháng 3, 4, 5, về mùa mưa thường giảm mật số, khí hậu ẩm ướt không phù hợp với điều kiện sinh sản nên mật số sâu tơ thường thấp hơn và cũng ít nghiêm trọng hơn.

Con trưởng thành thân dài khoảng 6mm, trung bình 15mm, có màu nâu hơi xám, trên mép của mỗi cánh trước có 3 dấu hình tam giác màu nâu nhạt ngả màu trắng, con cái có màu sáng, bụng lớn hơn con đực. Cả con cái và con đực đều có cánh phía sau màu xám, mép ngoài có lông, khi đậu, cánh của nó sát thân, vì vậy nhìn từ phía trên, các vết hình tam giác ở cánh trước tụ lại có hình kim cương. Chính hình dạng này đã trở thành tên của ngài, ngài ít bay mà thường di chuyển theo gió. Sâu non có màu xanh nhạt, lớn đẫy sức có thể dài tới 13mm, màu đen khi lớn chuyển dần thành hơi vàng. Sâu non tuổi 1 ăn lá như dòi đục lá ở bên trong thịt lá, ba tuổi sau chúng ăn ở mặt dưới lá. Khi bị đánh động chúng nhanh nhẹn chuyển mình lẩn trốn và nhả tơ đưa mình rơi xuống khỏi bề mặt lá.

Trứng nhỏ màu vàng hình bầu dục, đẻ rải rác, thành ổ hoặc thành dây dọc thường ở cuối lá khoảng 15-20 trứng.

Con trưởng thành đẻ ở cuống hoặc dọc theo gân lá, mỗi con cái có thể đẻ 50-400 trứng, khoảng 4-5 ngày thì nở, vào mùa mưa sâu nở chậm hơn, khoảng 5-6 ngày mới nở, sâu non bò xuống bề mặt lá phía dưới, gặm để lấy đường vào lá để ăn, toàn bộ giai đoạn sâu non kéo dài 10-14 ngày. Nói chung nhiệt độ càng cao thì vòng đời càng nhanh.

Sâu tơ ăn và phá hủy toàn bộ lá của hầu hết các cây họ thập tự, phá hại nghiêm trọng ở giai đoạn cây con hoặc mới trồng. Sâu non ăn thịt lá, trừ lại gân khiến cho lá bị lủng lỗ chỗ, biến dạng, tạo điều kiện cho một số bệnh phát triển. Khi mật độ sâu cao và gây hại nặng, diện tích lá gây hại cũng lớn hơn và các lá có thể bị phá hủy hoàn toàn thiệt hại có thể nghiêm trọng khi thời tiết nóng và khô.

Để ngăn ngừa và hạn chế sự gây hại của sâu tơ bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

Hủy bỏ tàn dư cây trồng sau thu hoạch giúp giảm bớt mật độ sâu, lá già và gốc cây có thể dùng ủ phân.

Nên trồng xen với một số loại cây tiết ra mùi khó chịu để ngăn ngừa bướm sâu tơ như cây cà chua, hành, tỏi.

Trồng cây dẫn vụ quanh ruộng cũng góp phần phòng trừ sâu tơ. Cây dẫn vụ nên trồng trước để thu hút sâu hại và nó sẽ thu hút thiên địch.

Sự duy trì một ít sâu non, sâu tơ trên đồng ruộng là cần thiết để duy trì quần thể ong ký sinh.

Tưới phun mưa trong chiều mát cũng có thể là biện pháp phòng trừ sâu tơ. Bởi vì ngăn cản việc giao phối và đẻ trứng của sâu tơ, sâu non cũng có thể bị rửa trôi.

Về biện pháp hóa học bà con sử dụng thuốc Proclaim 1.9EC đây là loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thiên nhiên, đặc trị sâu tơ, sâu xanh da láng, không ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch.

Sâu tơ thường gây tính kháng rất nhanh nên bà con thường xuyên thay đổi thuốc, có thể sử dụng thuốc Pegasus 500SC liều sử dụng 200ml cho 1ha.

Thuốc Proclaim 1.9EC và thuốc Pegasus 500SC có thời gian cách lý 3 ngày nên phù hợp cho chương trình sản xuất rau an toàn và chương trình IPM hay chương trình VietGAP.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm