| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Lũ thốc ngược lên

Chủ Nhật 17/10/2010 , 08:40 (GMT+7)

Từ đêm 14/10 đến ngày 16/10, Quảng Bình mưa rất to kèm dông khiến mực nước các sông Gianh và Kiên Giang tăng chóng mặt.

Từ đêm 14/10 đến ngày 16/10, do ảnh hưởng của không khí lạnh và dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam Trung Bộ, Quảng Bình có mưa vừa, mưa to đến rất to kèm dông khiến mực nước các sông Gianh và Kiên Giang tăng chóng mặt. Đến 15 giờ ngày 16/10, nước sông Gianh đã lên ngấp nghé báo động 3, nước sông Kiến Giang vượt báo động 2 gần 0,8 m.  

Vào chiều tối 15-10, một cơn gió lốc mạnh đã tràn quét qua các xã Văn Thủy, Thái Thủy, Dương Thủy, Tân Thủy (huyện Lệ Thủy) làm 60 ngôi nhà bị tốc mái. Sáng 16-10, chúng tôi có mặt tại thôn Nam Thiên (xã Dương Thủy) nơi cơn lốc càn qua. Cây cối đổ rạp che hết lối, mưa vẫn xối xả nặng hạt. Nhà anh Trần Văn Anh (thôn Nam Thiện) bay hết mái ngói, nhưng may số ngói vỡ không nhiều nên đã được bà con xóm giềng giúp sức đội mưa lợp lại. Tuy nhiên trại nuôi gà của anh có gần 500 con (mỗi con nặng khoảng 1 kg) đã bị lốc cuốn bay mất sạch. Anh kể lại: "Lúc đó trời mưa to, tôi đang đóng chuồng gà chuẩn bị trở vô nhà thì nghe gió giật mạnh từng cơn, trong chốc lát, mái chuồng gà bị dỡ tung, Gà đã bị gió cuốn tan tác. Cây cối trong vườn bị gió bẻ gãy răng rắc. Hai mái ngói nhà bị gió lùa thành đống...”.

Cũng trong xóm có nhà chị Dương Thị Nhàn thuộc hộ nghèo. Lốc hất toàn bộ số ngói xuống đất bể gần hết nên mái nhà trống hoác, mưa dội nước lênh láng, đồ đạc ướt sạch. Hai đứa con nhỏ phải gửi nhà hàng xóm. Chị Nhà sợ hãi kể: “Nghe gió xoáy ù ù như tiếng máy bay, ngói vỡ loàng xoảng. Khiếp quá, tôi ôm đứa con nhỏ vừa đi vừa bò sang nhà hàng xóm đằng sau để trốn...”.

Nước lũ Lệ Thủy lên nhanh. Nhiều tuyến đường nội thị đã bị lũ cắt. Học sinh được nghỉ học sớm để về nhà. Anh Nguyễn Văn Thanh ở thị trấn Kiến Giang kéo chiếc thuyền gỗ đẻ vận chuyển đồ đạc, than thở: “Trời ghê quá, lũ chưa xuống đã thốc ngược lên rồi. May mà ban ngày chứ như hôm trước vào ban đêm thì chỉ có chết. Đồ đạc chưa khô đã chịu ướt lại...”.

Sông Gianh nước dâng lên cuồn cuộn. Huyện Quảng Trạch có hơn 200 hộ, chủ yếu ở các vùng cồn bãi giữa sông Gianh bị lũ ngập. Tại huyện Tuyên Hóa có 10 xã bị ngập, trong đó nặng nhất là xã Thanh Hóa, Thạch Hóa. Ông Hồ Minh Ngọc- Chủ tịch UBND huyện thông tin: “Huyện đã tổ chức di dời 1.400 ngời ra khỏi vùng nguy hiểm...”.

Cũng trong sáng nay, huyện Bố Trạch đã chỉ đạo các xã Liên Trạch, Hưng Trạch, Sơn Trạch di dời 1.200 người ra khỏi vùng ngập lụt sâu đến nơi an toàn. Nước lũ lại bao vây xã Liên Trạch. Ông Hoàng Trọng Thể - Chủ tịch UBND xã Liên Trạch thực sự lo lắng: “Căng nhất là nhiều gia đình chưa khắc phục được nhà cửa bị ảnh hưởng nặng ở cơn lũ trước. Nay lũ mới chồng lên thì được mấy gạo cứu trợ cũng khó giữ được. Thuyền cứu hộ của xã đã phải hoạt động hết công suất rồi...”.

Vũng rốn lũ Minh Hóa cũng đang bị đe dọa. Ông Đinh Minh CHất- Chủ tịch UBND huyện cho hay: “Đường về các xã Tân Hóa, Minh Hóa, vùng rốn lũ lần trước đã ngập và chia cắt rồi. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Phú Nhiêu (xã Thượng Hóa) cũng đã bị ngập sâu...”.

Ngay trong mưa lũ, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các địa phương khẩn trương về các vùng bị lũ lụt chỉ đạo, tổ chức sơ tán để bảo đảm tính mạng cho người dân. Bộ đội, công an đã được lệnh vận chuyển phương tiện đến các rốn lũ như Tân Hóa (Minh Hóa), các xã dọc sông Gianh của huyện Tuyên Hóa, chín xã vùng nam của huyện Quảng Trạch để cứu hộ, giúp dân sơ tán ra khỏi vùng nước lũ nguy hiểm.

Mưa vẫn đang nặng hạt và mực nước trên các con sông ở Quảng Bình đang tiếp tục lên nhanh.

Các hình ảnh do PV NNVN ghi lại trong vùng lũ:

Người dân Lệ Thủy đội mưa lợp lại nhà bị lốc tốc mái

Ông Nguyễn Hữu Hoài- Chủ tịch UBND tỉnh trao tiền hỗ trợ gia đình bị lốc làm hư hại ngay trong cơn mưa

Lũ lên ngập các tuyến đường giao thông

Người dân lại đẩy đò sơ tán tài sản

Nhiều tuyến đường đã ngập sâu

Nhiều ngôi nhà lại ngập trong lũ

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm