| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh chú trọng phát triển rừng ngập mặn

Thứ Sáu 22/11/2019 , 14:15 (GMT+7)

Với các khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn thiên nhiên có rừng ngập mặn (RNM) quan trọng như: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ RNM đã được tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển khai thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng.

Hiện trạng rừng ngập mặn Quảng Ninh

Vùng ven biển Quảng Ninh có chiều dài 250 km là nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, hoạt động dịch vụ du lịch. Tuy nhiên đây cũng vùng luôn tiềm ẩn ảnh hưởng của bão, nước biển dâng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gây thiệt hại khó lường.

Rừng ngập mặn được tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển.

Vì vậy, RNM ở Quảng Ninh với hệ sinh thái cửa sông, ven biển đặc trưng vùng Đông Bắc Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo "bức tường xanh" và là giải pháp phi công trình tối ưu bảo vệ bảo vệ đê điều, đồng ruộng, đời sống của người dân, đồng thời là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản, phục vụ và ổn định sinh kế bền vững của cộng đồng tại các vùng cửa sông, ven biển.

Trong tổng số trên 30.000 bãi bồi cửa sông, ven biển, có trên 19.000 ha RNM phân bố rộng tại 71 xã, phường thuộc 11/14 huyện, TX, TP trên địa bàn tỉnh; tập trung liền vùng và phát triển tốt tại các địa phương: Móng Cái, Vân Đồn; Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Quảng Yên. RNM tại Quảng Ninh hiện nay chủ yếu được giao cho các tổ chức quản lý rừng (BQL rừng đặc dụng; BQL rừng phòng hộ) và giao trách nhiệm quản lý cho UBND cấp xã, trong khi diện tích giao cho cộng đồng và hộ gia đình cá nhân chiếm tỷ lệ rất ít.

Mật độ RNM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn được chú trọng phát triển diện tích nên có mật độ trung bình (trên 3.500 cây/ha – 5.000 cây/ha). Theo ông Nguyễn Tuấn Bằng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tiên Yên, huyện Tiên Yên luôn được chính quyền chỉ đạo các cán bộ kiểm lâm phải luôn bám sát, phối hợp với các xã ven biển thực hiện tốt việc quy hoạch sử dụng đất bãi triều trong việc khoanh nuôi và khai thác tự nhiên của người dân. Đồng thời, nắm rõ khu vực giao, cho thuê đất bãi triều để quản lý tốt, tránh tình trạng chắt phá RNM vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái và phát triển kinh tế của ngư dân vùng biển.

Đi đôi với việc trồng mới và bảo vệ RNM, huyện Tiên Yên đang tích cực kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư trồng mới, tăng diện tích RNM trên địa bàn, tạo ra bức tường xanh vững chắc, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái biển ngày càng sạch, đẹp.
 

Vượt qua khó khăn, bảo vệ phát triển RNM

Mặc dù Quảng Ninh là một trong các địa phương đi đầu và năng động trong đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng, việc đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững là thách thức không nhỏ.

Theo ông Dương Ngọc Hưng, Chánh văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, quá trình hình thành RNM cần phải có thời gian, do khả năng thích ứng thấp của cây rừng ngập mặn trước các biến động của thời tiết, thiên tai, thay đổi điều kiện lập địa các bãi triều; diện tích bãi bồi nhỏ, hẹp và có biến động về quy mô, độ mặn thay đổi. Ngoài ra, nguyên nhân khác từ thực tiễn triển khai các dự án bảo vệ, phát triển RNM là suất đầu tư trồng rừng thấp nên các dự án trước đây chủ yếu trồng cây bằng trụ mầm để giảm chi phí, do đó dễ bị sóng cuốn trôi.

Nhiều khu vực có rừng ngập mặn thu hút khách du lịch

“Khi xác định được nguyên nhân trong phát triển trồng RNM, các ngành chức năng đã có những giải pháp đẩy mạnh độ thích nghi của RNM. Tính đến năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện trồng trên 4.000 ha rừng ngập mặn”, ông Hưng cho biết thêm.

Trong giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến 2030, tỉnh Quảng Ninh đã và đang quan tâm một số giải pháp để khôi phục và phát triển hệ thống RNM ven biển nhằm ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, nhất là việc giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện phân định ranh giới rừng phòng hộ ven biển, xác định các khu vực phát triển kinh tế, dự án theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung của tỉnh, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích cho sự phát triển kinh tế.

Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Trung ương, quy định của pháp luật về quản lý bãi triều, RNM; Rà soát diện tích rừng tự nhiên ngập mặn nằm ngoài quy hoạch ba loại rừng để quy hoạch vào rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng ngập mặn, hạn chế tối đa việc chuyển đổi diện tích bãi triều, rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản và mục đích phi nông nghiệp; các bãi triều, mặt nước có rừng ngập mặn để đắp đầm, khoanh vùng nuôi trồng thủy sản làm suy thoái RNM; Xử lý dứt điểm tình trạng lấn, chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất có RNM.

Hy vọng với cách làm cụ thể khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, trồng mới RNM mà tỉnh Quảng Ninh đang nghiên cứu, thực hiện sẽ góp phần thay đổi diện tích RNM, xác định đúng cây trồng phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng tiểu vùng và xây dựng chính sách, định mức đầu tư đảm bảo nguồn lực có hiệu quả.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm