| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh là hình mẫu để cả nước học hỏi trong Chương trình OCOP

Thứ Tư 06/01/2021 , 17:18 (GMT+7)

Tổng kết 4 năm (2017-2020) thực hiện Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), tỉnh Quảng Ninh đang tập trung chỉ đạo, phát triển đa sản phẩm cho giai đoạn tiếp theo.

Kết quả của địa phương đi đầu

Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng xã hội, sự chung sức đồng lòng của người dân và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Việc triển khai chu trình OCOP thường niên, tổ chức kinh tế tham gia OCOP được củng cố, ngày càng nhiều sản phẩm phát triển theo hướng từ thấp đến cao và hoàn thiện về bao bì mẫu mã. Hàng năm, Quảng Ninh đều chú trọng công tác chủ đề, để từ đó có hướng giải quyết, giúp đỡ người dân và doanh nghiệp tham gia chương trình, cụ thể hóa, tạo sân chơi thông qua các lễ hội, hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trong 4 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định và ra quyết định chấp thuận cho 350 sản phẩm đủ điều kiện tham gia chương trình OCOP, nâng tổng số sản phẩm tham gia Chương trình OCOP lên 456 sản phẩm (nhóm thực phẩm 314; đồ uống 90; thảo dược 41; thủ công mĩ nghệ 8; dịch vụ 3), trong đó có 236/456 sản phẩm được cấp chứng nhận đạt từ 3 5 sao (có 7 sản phẩm đạt 5 sao; 67 sản phẩm đạt 4 sao và có 162 sản phẩm đạt 3 sao).

Với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng xã hội, sự chung sức đồng lòng của người dân và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ảnh: Anh Thắng.

Với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng xã hội, sự chung sức đồng lòng của người dân và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ảnh: Anh Thắng.

“Công tác quản lý nhãn hiệu OCOP được các ngành chức năng địa phương tăng cường đảm bảo chặt chẽ theo quy định, triển khai cấp quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP- Quảng Ninh cho 100% sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của các địa phương trong toàn tỉnh, việc dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc được tập trung chỉ đạo đảm bảo hiệu quả. Đến nay đã có trên 90% sản phẩm thuộc Chương trình OCOP đã được dán tem điện tử, hoặc đã có mã số mã vạch. Việc dán tem truy suất nguồn gốc đã góp phần khẳng định uy tín thương hiệu của sản phẩm OCOP, chống hàng giả hàng kém chất lượng, tạo niềm tin đối với người tiêu dung trên thị trường trong nước và quốc tế”, ông Long khẳng định.

Chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thiện đầy đủ hệ thống các văn bản pháp lý, các cơ chế chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, quản lý. Hình thành bộ máy Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực các cấp đồng bộ, vận hành chuyên nghiệp, phát huy có hiệu quả vai trò trách nhiệm của các sở, ban, ngàn. tham gia vào các khâu trong quán trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sảng và cán bộ tham mưu giúp việc chưa thật sự chú trọng tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình.

Có thể khẳng định Chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn, là giải pháp cụ thể quan trọng phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn. Đồng thời, phát huy được các tiềm năng lợi thế sẵn có từ các sản phẩm truyền thống văn hóa địa phương; tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch, dịch vụ và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mang lại thu nhập cao cho cộng đồng dân cư nông thôn.

Phát huy thế mạnh, triển khai giai đoạn tiếp theo

Tỉnh Quảng Ninh là địa phương tiên phong trong triển khai Chương trình OCOP (năm 2013), từ kết quả, bài học kinh nghiệm của Quảng Ninh và các địa phương khác, Trung ương đã tiến hành tổng kết, đánh giá và ban hành Chương trình OCOP để triển khai trên phạm vi cả nước vào năm 2018. Chính vì vậy, trong suốt 3 năm qua, Quảng Ninh luôn là một hình mẫu để các địa phương khác tham quan và học hỏi.

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam, đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh trong việc triển khai Chương trình OCOP, biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được. "Mặc dù xét về quy mô bao gồm số lượng sản phẩm, chủ thể của Quảng Ninh so với các địa phương khác là khá khiêm tốn, nhưng tôi cho rằng Quảng Ninh đã rất thành công với cách đi, sự sáng tạo riêng cả về xây dựng chính sách, đến công tác tổ chức triển khai, sự chủ động trong xây dựng chính sách để hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP, Quảng Ninh luôn tiên phong, ban hành các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ tín dụng, đầu tư hạ tầng, khoa học công nghệ, phát triển liên kết và chuỗi giá trị…", Thứ trưởng Nam cho biết.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Trần Thanh Nam cho rằng 'Quảng Ninh cần ưu tiên quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP đặc trưng và có lợi thế, để thúc đẩy sự lan tỏa về sản xuất, phát triển kinh tế và gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tiếp theo'. Ảnh: Anh Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Trần Thanh Nam cho rằng "Quảng Ninh cần ưu tiên quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP đặc trưng và có lợi thế, để thúc đẩy sự lan tỏa về sản xuất, phát triển kinh tế và gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tiếp theo". Ảnh: Anh Thắng.

Đặc biệt là sự linh hoạt trong việc quan tâm tổ chức quảng bá, phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, tổ chức triển khai chu trình OCOP để phù hợp với điều kiện của địa phương và kết quả triển khai Chương trình theo từng giai đoạn. Quảng Ninh luôn quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hai khía cạnh hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng; đăng ký sở hữu trí tuệ. Kết quả Chương trình OCOP đã có những tác động rất tích cực và rõ nét đến sự phát triển của kinh tế nông thôn.

“Quảng Ninh cần phát huy vai trò của đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong triển khai Chương trình OCOP, tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng sản phẩm OCOP cả về số lượng và chất lượng.

"Đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy sự chủ động của người dân, quản lý và giám sát chất lượng, sản phẩm OCOP. Đồng thời, quan tâm quy hoạch vùng nguyên liệu để phát triển sản phẩm OCOP gắn với truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt ưu tiên quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP đặc trưng và có lợi thế, để thúc đẩy sự lan tỏa về sản xuất, phát triển kinh tế và gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tiếp theo” Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Từ kết quả sau 4 năm của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đến nay, có thể khẳng định Chương trình OCOP là chương trình rất phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát triển các sản phẩm gắn với thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương … Đặc biệt là thúc đẩy trách nhiệm và năng lực của các chủ thể OCOP, điển hình là các Hợp tác xã, doanh nghiệp OCOP.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 để đánh giá một cách toàn diện, tổng thể những kết quả đạt được của chương trình, đồng thời xác định những vấn đề còn tồn hạn, hạn chế để đưa ra định hướng cho giai đoạn 2021-2025.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng.