| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh tạo điều kiện để doanh nghiệp ổn định, phát triển

Thứ Tư 18/03/2020 , 10:18 (GMT+7)

Từ khi bùng phát dịch bệnh Covid-19 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đa ngành.

Dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn, ách tắc không có hướng giải quyết, nhất là trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng một phần trong dây chuyền sản xuất hoặc kéo giãn tiến độ

Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong bối cảnh chung của dịch bệnh đều khiến các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng xấu. Đơn cử, du lịch kém phát triển sẽ kéo theo hoạt động của ngành dịch vụ giảm tải hoặc doanh nghiệp XNK “đóng băng” sẽ khiến ngành sản xuất như nông nghiệp chịu thiệt hại, chưa tính đến hàng nghìn lao động làm việc tại các doanh nghiệp này.  

Tháng 3 trong năm là khoảng thời gian XNK mặt hàng hàu, hà tăng trưởng mạnh, nhưng đến nay hoạt động này tạm thời ngắt quãng do đối tác NK không đến thu mua và nhập hàng. Doanh nghiệp XNK  hải sản của chị Nguyễn Thị Thu ở TP Móng Cái đang rơi vào tình trạng thâm hụt vốn, không thể duy trì hoạt động. "Do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng tôi gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không có doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải chi trả các khoản kinh phí rất lớn để trả lãi suất ngân hàng, nộp các loại thuế, tiền thuê đất, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động...", chị Thu nói.

Các doanh nghiệp XNK hàu, hà trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh điêu đứng tìm thị trường cho sản phẩm. Ảnh: Anh Thắng.

Các doanh nghiệp XNK hàu, hà trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh điêu đứng tìm thị trường cho sản phẩm. Ảnh: Anh Thắng.

Không chỉ riêng doanh nghiệp chị Thu “làm ăn thất bát”. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Móng Cái, trên 1.000 doanh nghiệp tại địa phương có tổng số người lao động tham gia đóng BHXH là 7.553 người, phải duy trì trả lương khoảng 500-600 tỷ đồng/tháng. Trung bình, một doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới bị tồn 20 container hàng hóa sẽ phải trả 5 triệu đồng/ngày/container, nếu dịch kéo dài doanh nghiệp sẽ phải trả 3 tỷ đồng/tháng, chưa kể phí sử dụng hạ tầng, vận tải đã nộp nhưng chưa có doanh thu bù đắp. Hay đối với các đội tàu du lịch trong tỉnh (hơn 500 tàu), hiện nay trên 4.000 lao động vẫn phải trực, doanh nghiệp vẫn phải trả lương trong khi đa số các tàu không hoạt động.

Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: "Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh sẽ sàng lọc tất cả ý kiến của doanh nghiệp theo từng nhóm ý kiến để tiếp tục báo cáo với UBND tỉnh xem xét và giải quyết các vấn đề. Đồng thời, những vấn đề liên quan đến các bộ, ngành Trung ương chúng tôi sẽ kiến nghị với tỉnh để báo cáo các cấp có thẩm quyền có phương hướng tháo gỡ cho doanh nghiệp".

Nhằm tháo gỡ, đồng hành với những khó khăn của các doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện một số giải pháp kích cầu như: Tặng vé tham quan Vịnh Hạ Long cho du khách, sớm họp bàn với các doanh nghiệp để thống nhất giải pháp kích cầu; xây dựng điều chỉnh kịch bản tăng trưởng của ngành du lịch cũng như các ngành nghề kinh doanh khác cùng nhau vượt khó.

Trước thực tế này, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo cho các sở, ngành, địa phương tìm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.  Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức Đoàn công tác khảo sát tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tại 22 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: Sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp điện tử, dịch vụ du lịch, ăn uống, kinh doanh thương mại và thương mại biên giới..., là những ngành nghề, lĩnh vực được cho là chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh Qua khảo sát, những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh gồm: Xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Cùng với đó, chủ động thực hiện đủ các điều kiện để thông quan cầu Bắc Luân II, cầu phao tạm Km3+4 và cửa khẩu Hoành Mô, đưa hoạt động xuất nhập khẩu trở lại, trước mắt giải quyết khó khăn cho những doanh nghiệp XNK để giải tỏa số lượng hàng hóa đã lưu kho kể từ khi phát hiện dịch bệnh. Thời gian qua, Sở Công Thương cũng đã có văn bản đề nghị một số doanh nghiệp logistic hỗ trợ tiền thuê kho bãi, giảm chi phí bốc xếp đối với các doanh nghiệp trong thời gian vẫn ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đặc biệt, phối hợp với các ngành liên quan tìm giải pháp hỗ trợ và tìm hướng ra cho các mặt hàng nông sản như: Hầu, tôm, ngao hai cùi, trứng gà... Những giải pháp trên là những giải pháp ban đầu nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, hiện tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo cho các ngành, địa phương tiếp tục khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp để tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm